Danh mục

Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) nhằm trang bị cho người học, những người lao động tương lai của ngành Xây dựng những kiến thức, kỹ năng nghề thuộc lĩnh vực của ngành Xây dựng. Giáo trình kết cấu gồm 8 bài và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: lát gạch rỗng chống nóng; lát đá tấm; ốp gạch tráng men; tính khối lượng vật liệu, nhân công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô 53 BÀI 5: LÁT GẠCH RỖNG CHỐNG NÓNG Mãi bài: M27-05 Giới thiệu - Gạch rỗng chống nóng được làm từ đất sét nung độ rỗng của gạch từ 15 ÷ 52 % tuỳ theo số lượng lỗ trong gạch. Lát trên mái để chống nóng cho mái nhà bê tông cốt thép Mục tiêu - Mô tả được cấu tạo, tác dụng của lớp gạch rỗng chống nóng. - Trình bày được trình tự các bước lát gạch rỗng chống nóng. - Biết kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt lát gạch rỗng chống nóng. - Cần cù chịu, khó trong học tập. Nội dung chính 1. Cấu tạo, phạm vi sử dụng 1.1. Cấu tạo - Gạch rỗng chống nóng được lát trên nền gạch lá nem chống thấm vữa xi măng cát mác 50 dày 20 mm (hình 27- 26). - Miết mạch vữa xi măng cát mác 100 Hình 27-26 1.2. Phạm vi sử dụng - Gạch rỗng chống nóng có cường độ không cao, không chịu được những va đập mạnh dùng để lát trên mái nhà bê tông cốt thép để bảo vệ lớp bê tông cốt thép bên dưới không bị tiếp xúc trực tiếp với nhiệt bức xạ của mặt trời chiếu xuống mái. - Ngoài ra không khí lưu thông trong gạch mang nhiệt đi giảm nhiệt thừa bên trong phòng. 2. Yêu cầu kỹ thuật - Mặt lát phẳng 54 - Đúng cấu tạo, độ dốc thiết kế - Không bị nứt vỡ, bong bộp - Không khí lưu thông dễ dàng bên trong gạch lát 3. Công việc chuẩn bị 3.1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ Chuẩn bị vật liệu - Gạch: + Chọn những viên già không cong vênh, rạn nứt + Kích thước lỗ rỗng bên trong đồng đều, không bị tắc nghẽn để không khí lưu thông bên trong dễ dàng - Vữa lát: Đúng mác thiết kế, có độ dẻo, không lẫn sỏi sạn Chuẩn bị dụng cụ - Máy cắt gạch cầm tay (cắt những viên gạch nhỡ hàng) - Bay dàn vữa - Thước tầm - Ni vô - Búa cao su - Nêm gỗ để chèn mạch vữa - Dây gai (hoặc dây nilông) - Chổi đót 3.2. Xác định tim thep chiều dài mái Căn cứ vào tim trục ngang đo để xác định đỉnh theo chiều dọc mái, từ đó xác định kích thước khe thoát khí theo yêu cầu dọc theo đỉnh mái 3.3. Kiểm tra phẳng, độ dốc mái Kiểm tra về độ phẳng, độ dốc mái đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi lát 3.4. Vệ sinh, tạo ẩm mái Vệ sinh tạo ẩm bề mặt mái để làm tăng độ liên kết bám dính giữa lớp vữa lót với bề mặt nền, sàn 4. Trình tự và phương pháp lát 4.1. Lát lớp gạch thứ nhất 55 4.1.1. Xếp ướm gạch Xếp theo chu vi của một mái dốc chú ý chiều rộng mạch vữa tối thiểu, tối đa 5 đến 10 mm. - Gạch rỗng là loại gạch (đất sét nung) có độ sai số về kích thước khá lớn nên dùng cữ đo xếp ướm để bề rộng mạch vữa có kích thước đồng đều - Gạch có kích thước 200, cữ đo 210 (10 là bề rộng của mạch vữa) 4.1.2. Lát 4 viên mốc Lát 4 viên mốc chính của ở từng mái dốc, nếu mái rộng nếu mái rộng phải chia ô để căng dây lát các viên mốc trung gian 4.1.3. Lát 2 hàng cầu Lát dọc theo mái (hình 27-27) Hình 27- 27 4.1.4. Lát các hàng bên trong hàng cầu - Căng dây lát hàng gạch đầu tiên từ chân mái, rải vữa lát cho từ 3 đến 5 viên gạch. Đặt gạch vào vị trí, dùng búa cao su gõ nhẹ chỉnh cho mép viên gạch ăn bóng dây (hình 27-28) - Lát các hàng gạch tiếp theo lên đỉnh mái với phương pháp lát như hàng gạch thứ nhất. Sau khi lát được từ 3 đến 5 hàng dùng thước tầm kiểm tra phẳng của mặt lát. - Chú ý: + Trong quá trình lát khi đặt gạch lỗ các viên gạch phải thẳng nhau, dọc theo mái dốc để không khí lưu thông trong lỗ viên gạch dễ dàng 56 + Các viên gạch bị nhỡ phải dùng máy cắt tuyệt đối không dùng dao chặt gạch, làm viên gạch vỡ vụn. - Sau khi lát xong lớp gạch thứ nhất chờ chờ mặt lát khô cứng tiến hành làm mạch - Dùng bay nhỏ chèn vữa xi măng cát vào mạch bằng cách nghiêng bay lèn vữa xuống mạch cho đến khi đầy và miết kỹ bề mặt mạch vữa và cắt mạch cho thẳng theo cạnh viên gạch. - Khi chèn mạch dọc cần chú ý không để vữa rơi xuống làm hạn chế không khí lưu thông trong gạch - Vệ sinh mặt lát dùng chổi quét sạch vữa bám trên bề mặt lát, sau 24 giờ tưới nước bảo dưỡng lớp vữa lát. - Tạo cửa hút gió ở chân mái: Khi mái chống nóng bằng gạch rỗng, mép dưới viên lát phải ngang bằng với thành sê nô (hình 19-28) 1- Gạch rỗng chống nóng 2- Hai lớp gạch lá nem 3- Vữa lót XM/CV mác 75 dày 20 4- Lớp bê tông chống thấm dày 40 5- Lớp Pa nel hộp 6- Lớp vữa trát trần Hình 27-28 - Tạo cửa hút gió ở đỉnh mái: Sau khi lát xong xây các trụ gạch dọc theo mép gạch lát ở đỉnh của 2 mái và lắp đan bê tông đúc sẵn che khe thông hơi (hình 27-29) Hình 27-29 4.2. Lát lớp gạch thứ hai (Trình tự và phương pháp lát tương tự như lớp thứ nhất) 57 BÀI 6: LÁT ĐÁ TẤM Mã bài: M27-06 Giới thiệu - Đá tấm tự nhiên, đá tấm nhân tạo có kích thước 300x300x10, 400x600x20, 600x1200x20, ... được lát nền, bậc tam cấp, bậc cầu thang, ... để làm được công việc này đòi hỏi người thợ phải có các kỹ năng - Đọc bản vẽ - Phải có sức khoẻ tốt, tay nghề cao - Biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại đá tấm. - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát đá tấm. - Trình bày được trình tự các bước lát đá tấm. - Lát được đá tấm đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt lát đá tấm. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong luyện tập - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính 1. Cấu tạo, phạm vi sử d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: