Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Lí luận dạy học ngữ văn" tiếp tục trình bày nội dung của 2 chương còn lại. Chương 3: Hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn; Chương 4: Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lí luận dạy học ngữ văn: Phần 2 - NXB ĐH Thái Nguyên
(^httơníỊ 3
HÌNH THỨC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC NGỮ VĂN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuơng này, sinh viên:
- Giái thích được thế nào là hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn và
biết cách phân loại các hỉnh thức và các phương tiện dạy học Ngữ văn
- Phân tích được ưu điềm và hạn chế cùa các hinh thức và các phương
tiện dạy học Ngữ văn.
- Hiểu về đặc điểm cùa các hình thức và các phương tiện dạy học Ngữ
văn, từ đó có những lưu ý cần thiết trong việc sừ dụng các hình thức và các
phương tiện dạy học cụ thể.
- Lý giải được nguyên tắc sừ dụng phương tiện trong dạy học Ngữ vãn.
- Nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức và phương
tiện dạy học Ngữ văn
NỘI DUNG
1 Hình thức dạy học Ngữ vãn
2. Phương tiện dạy học Ngữ văn
3.1. Hình thức dạy học Ngữ văn
3.1.1. Khái niệm
Hinh thức tồ chức dạy học Ngữ văn là cách thức tổ chức sắp xếp và tiến
hành quá trình dạy học Ngữ văn. Hỉnh thức tổ chức dạy hpc Ngữ văn còn đuợc
coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sư phạm thích hợp, nó thay đổi tùy
thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học Ngữ văn; mối quan hệ giũa giáo viên và
học sinh; theo số lượng người học; theo không gian diễn ra quá trình dạy học;
thời điểm học sinh thực hiện hoạt động học tập...
196
Theo các dấu hiệu trẽn ta có nhiều hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn
khác nhau:
Xét theo số lượng học sinh, có các hình thức tồ chức: học cá nhân, học
theo nlióni, học chung cà lơp
Xét theo thời gian học tập, có các hình thức: học chính khóa, học ngoại khóa.
Xét theo không gian, có các hình thức: dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp.
Xét theo đặc điêm hoạt động của thầy giáo và học sinh, có: bài lên lớp,
giờ thảo luận, bài luyện tập, bài ôn tập, bài tồng hợp, dự án
Xét theo mục tiêu cần đạt cùa bài dạy ta có: bài hpc kiến thức mới, bài òn
tập, bài luyện tập, bài kiềm tra
Như vậy, các hình thức tô chức dạy học Ngữ văn rất đa dạng. Mỗi hình
thức có những đặc điếm riêng, chúng có điếm mạnh, điểm yếu và có thề bồ
sung cho nhau, khắc phục lẫn nhau Việc lựa chọn hỉnh thức này hay hinh thức
kia phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố chù quan và khách quan, trong đó quan
trọng nhât là trinh độ sư phạm cúa người giáo viên. Chọn đúng hình thức tồ
chức dạy học phủ hợp với mục đích và nội dung bài học sẽ góp phần nâng cao
chât lượng dạy học Trong phạm vi aiáo trinh, tài liệu sẽ trình bày rõ hơn các
hình thưc dạy học phân loại theo tiêu chí không gian Trong đó, dạy học trên
lớp bao gồm các hình thức: học bài mới, tháo luận, luyện tập, ôn tập, kiểm tra,
dạy học ngoài lớp có các hình thức: tự học, hoạt động ngoại khóa, tham quan,
phụ đạo, xêmina, dự án học tập
ĩ 2. C ác h ìn h th ứ c tô c h ứ c (lạ y h ụ c trân ì(fp
Giáo viên tô chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các nội dung
học tập Hinh thức tô chức dạy học trong lớp được thực hiện theo các cách sau:
3.1.2.1. Hình thức học bài mới
Đây là hình thức áp dụng cho các giờ học bài mới được tổ chức với mục
đích truyền đạt nội dung học tập mới, những thòng tin khoa học mới Phương
pháp chủ yếu được sử dụng là phân tích ngôn ngữ kết hợp thuyết trinh, vấn đáp
kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Bằng sự khéo léo su
phạm, giáo viên dẫn dắt học sinh nấm vững các nội dung trong bài học Ngữ
197
văn trong thời gian ngắn nhất. Học sinh bằng sự tập trung chú ý, tham gia vào
việc học tập để thông hiểu, nắm vững vấn đề học tập.
3.1.2.2. Hình thức thao luận
Là hình thức cho học sinh trao đồi, tranh luận về các vấn đề học tập, để
tự họ rút ra được các kết luận cần thiết. Tháo luận trong dạy học Ngữ văn có
thể được tiến hành theo nhóm cặp đôi, nhóm lớn hay cả lớp. Mỗi cá nhân bằng
trí tuệ, bằng kiến thức đã có, bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình, đóng
góp vào việc học tập chung Thảo luận tạo ra những tranh luận bổ ích, mỗi
người một ý kiến riêng nhưng cùng nhau tìm hiểu một vấn đề, cho nên vấn đề
nam bắt được trờ nên sâu sắc, toan diện, mỗi thành viên hinh thành một niềm
tin, thói quen và sự mạnh dạn.
Đe tiến hành tốt hình thức thảo luận, giáo viên phải chuẩn bị tốt vấn đề
và chiến thuật thảo luận Học sinh phải đọc kĩ các tài liệu có liên quan và chuẩn
bị các ý kiến đóng góp chung cho tập thể. Giáo viên phải khéo léo dẫn dẳt học
sinh thảo luận tốt các vấn đề học tập và tồng kết, khắc sâu bản chất của các vấn
đề đã nêu ra thảo luận
3.1.2.3. Hình thức luyện tập
Là hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện một hệ thống các bài tập
thực hành, từ dễ đến khó theo nội dung một bài hay một chương Mục đích cùa
nó là hình thành cho học sinh một hệ thống kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng kiến thức
môn Ngữ vãn vào cuộc sống.
Luyện tâp là hình thức dạy học cơ bản, có ờ mỗi tiết hoc Ngữ vãn, thưc
hiện nguyên tắc học lý thuyết gắn liền với thực h ...