Danh mục

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - CHƯƠNG 2

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.04 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH.Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - CHƯƠNG 2GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tớiđầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ saucùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khivừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từnày có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths,đã từng tràn vào cướp phá thành Roma năm 410. Về sau thì nó được dùng để chỉcho kiểu thức kiến trúc và phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kỳ La Mãvà trước thời Phục Hưng. Kiểu thức “Gô tích” này hình thành ở lĩnh vực hội họavào cuối thế kỷ 13, sau kiến trúc khoảng một thế kỷ. Nó nổi bật ở lòng yêuchuộng màu sắc tươi mát, vẻ đẹp của thế giới hiện thực, hình khối vững vàng vàtương phản với kiểu thức La Mã và Byzance.1. NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH NGUYÊN THỦY Thời kỳ đầu của nghệ thuật Gô Tích rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng vẻ trangnghiêm mang sức mạnh tinh thần của thời trước. Vì vậy, chủ đề của nghệ thuậtGô tích nguyên thủy là chủ đề về tôn giáo, các bức tranh được dùng như những“quyển sách hình”, nhưng hội họa Gô Tích nguyên thủy tỏ ra hiện thực hơn nghệthuật La Mã và Byzance. Nó đã có sự quan tâm đến phép phối cảnh và ảo ảnhcủa không gian thực, sự thanh tao tinh tế và biểu hiện giá trị tinh thần mạnh mẽhơn. Cuối thế kỷ 13, khi mà nghệ thuật Byzance còn thống trị hội họa Ý, thì họasĩ Cimabue (khoảng 1240-1302) đã mở đường cho chủ nghĩa hiện thực. ông nổitiếng bởi bức tranh “Maestà “ (nghĩa là “uy nghiêm”), mô tả Đức Mẹ bồng ChúaHài đồng ngồi trên ngai. Tuy vẫn còn gắn với truyền thống Byzance nhưng ôngđã tạo được cảm xúc trong tranh cùng với vẻ dịu dàng, tao nhã. Nếp áo thì mềmmại và không gian có chiều sâu hơn. Cũng với bức “Maestà“, họa sĩ Duccio(giữa thế kỷ 13-1318) đã thành công hơn cả người cùng thời Cimabue trong việccách tân nền hội họa. Bức tranh duy nhất còn lại này của ông về sau cũng bị cắtthành từng mảnh và đem bán. - Giotto (1267-1337): Là họa sĩ người . Sự tìm tòi có tính cách mạng về hình thể và cách mô tảkhông gian nặng tính “kiến trúc” và hiện thực của ông, đã đưa hội họa một bướctiến bộ lớn. Tác phẩm của ông được coi là tột đỉnh của hội họa Gôtích, còn ôngđược xem như ông Tổ của hội họa phương Tây và là người đi trước thời đại củamình, dự báo trước Thời Phục Hưng sau này.TRẤN VĂN TÂM Trang 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - “Issac đọc kinh ban phước lành cho Jaccob” (GIOTTO-tr.3): Là bức tranh đầu tiên dùng luật phối cảnh, làm cho tính hiện thực tăng lên, tạo nên bước ngoặc lớn cho hội họa. - “Cái hôn của Judas” (GIOTTO-tr.12): Một bích họa mô tả lúc Judas chỉ điểm Jesus cho nhà cầm quyền bằng cách ôm hôn ông. Tác phẩm gợi ý sự chuyển động ở mỗi nhân vật, nhưng trung tâm của cảnh náo loạn là khoảnh khắc im lìm bi thảm. Chính các gương mặt đã phản ánh thảm kịch của con người. - “Đức Mẹ và Chúa hài đồng” (GIOTTO-tr.24): Tranh được vẽ lên gỗ. Vẻ cao quí của nhân vật chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.2. GÔ TÍCH QUỐC TẾ Cuối thế kỷ 14, phong cách Gô Tích quốc tế ra đời từ sự kết hợp của nghệthuật Ý và nghệ thuật Bắc Âu, tạo nên vẻ thanh lịch quyến rũ và lối trang trí rựcrỡ. Các họa sĩ hoạt động rộng khắp châu Âu, tư tưởng luân lưu và hoà trộn vớinhau để đến đầu thế kỷ 15 thì phong cách Gô Tích quốc tế đã lan tràn đến Pháp,Ý, Anh, Đức, Áo. - “Bức tranh hai tấm của Wilton” (không tác giả và mượn tên từ ngôi nhà tìm thấy nó ở Anh): Không rõ quốc tịch nên thuộc phong cách quốc tế. Nó thể hiện sự tinh tế tuyệt mỹ, mô tả vua Richard 2 nước Anh quỳ trước Đức Mẹ và Chúa Hài đồng. - Năm 1347, trận dịch đen từ những con đường thương mại nối với Trung Hoa tràn vào và hoành hành khắp châu Âu, dân số giảm mất 40 % và sự huỷ diệt ghê gớm của nó đã gây ám ảnh về cái chết và hâm nóng lại nhiệt tâm tôn giáo. Nghệ thuật thời kỳ này với một số tác phẩm cho thấy sự tác động lớn của đại họa này. Trong khi đó, một số tác phẩm Gô Tích khác vẫn giữ được niềm lạc quan, tiêu biểu là Sassetta (1392-1450) với bức tranh trên gỗ: “Gặp gỡ giữa thánh Antoine và thánh Paul” (LSHH-tr.25-h.4). Đến thế kỷ 15, phong cách Gô Tích quốc tế phát triển theo hai hướng. Mộtở miền Nam: Florence, và là nguồn gốc của thời đại Phục Hưng ở Ý. Hướng kiadiễn ra ở phương Bắc: Hà Lan, nơi đánh dấu bước đầu của thời đại Phục Hưng ởBắc Âu. Tại Hà Lan, phong cách hội họa mới từ chối vẻ thanh lịch quyến rũ, ở lốitrang trí rực rỡ và những đề tài về tôn giáo của phong cách Gô Tích quốc tếđương thời, để thay vào đó tinh thần hiện thực, mô tả cuộc sống đời thường. - Jan Van Eyck (1390-1441): Họ ...

Tài liệu được xem nhiều: