Danh mục

Giáo trình Lịch sử Nhật Bản: Quyển thượng: Phần 1

Số trang: 271      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.01 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (271 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyển Giáo trình Lịch sử Nhật Bản này nhắm đối tượng là các bạn sinh viên trẻ và những ai - như bản thân người biên soạn - tuy không chuyên về sử nhưng muốn tự tìm hiểu nó để có chút kiến thức dùng trong công việc của mình. Sách gồm 2 quyển thượng hạ, 4 phần từ 1 đến 4. Phần 1 "Giáo trình Lịch sử Nhật Bản: Quyển thượng" gồm toàn bộ nội dung chương 1 - Lịch sử Nhật Bản từ thượng cổ đến Nam Bắc Triều (1336). Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử Nhật Bản: Quyển thượng: Phần 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHẬT BẢN Biên soạn: Nguyễn Nam Trân Nhật Bản nhìn từ vệ tinh (2003, nguồn Wikipedia) Quyển Thượng Từ thượng cổ đến cuối Mạc phủ Edo (1867) Bản Thảo -2013- 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHẬT BẢN Biên soạn: Nguyễn Nam Trân Thái tử Nhiếp chính Shôtoku, cha đẻ nhà nước Nhật Bản Phần Một Từ thượng cổ đến Nam Bắc Triều (1336) 2 NgỏQuyển Giáo Trình Lịch Sử Nhật Bản này nhắm đối tượng là các bạn sinh viên trẻ vànhững ai - như bản thân người biên soạn - tuy không chuyên về sử nhưng muốn tự tìmhiểu nó để có chút kiến thức dùng trong công việc của mình. Sách gồm 2 quyển thượnghạ, 4 phần từ 1 đến 4, và sẽ được trình bày theo thứ tự như sau:Quyển Thượng:Phần I : Từ thượng cổ đến Nam Bắc Triều (1336)Phần II: Mạc phủ Muromachi và Mạc phủ Edo (1867)Quyển Hạ:Phần III: Mở cửa và Duy Tân. Thời Meiji (1868-1912).Phần IV: Thời Taishô (1912) cho đến hiện tại.Nói chung, sách có 5 đặc điểm như sau:1) Dựa trên giáo khoa thư được dùng trong các trường cơ sở Nhật Bản.2) Có đối chiếu tư liệu Đông Tây để nâng thêm tính khách quan.3) Sử dụng nhiều hình ảnh, đồ biểu, bàng chú và cước chú để giải thích rõ ràng.4) Viết theo quan điểm sinh hoạt sử, nặng về văn hóa xã hội hơn chính trị.5) Ở những mốc quan trọng, định vị trí lịch sử Nhật Bản trong dòng lịch sử thế giới.Là người muốn tìm hiểu văn hoá Nhật Bản thông qua văn học (xin xem Lời nói đầutrong Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2011), đôi khivấp phải sự khó khăn trong việc thưởng ngoạn một tác phẩm văn học yêu thích vì khôngđịnh được vị trí của nó trong dòng lịch sử.Đến khi có chút hiểu biết về lịch sử Nhật Bản, lúc đọc Shiramine (Đỉnh oán hờn) củaUeda Akinari chẳng hạn, qua tình tiết chung quanh việc tranh chấp ngai vàng của Thiênhoàng Suutoku (Sùng Đức), người biên soạn cảm thấy thích thú hơn với tác phẩm. Cònkhi đọc Sanshô Daiyu (Truyện do Sanshô Dayuu kể lại) của Mori Ôgai, nhờ rõ vềnguồn gốc và tổ chức chế độ trang viên thái ấp thời trung cổ, đã có thể sống lại bầukhông khí trong câu chuyện. Bèn suy ra rằng mình sẽ không thể nào đánh giá đúng đắnMishima Yukio và đoản thiên Yuukoku (Thương nước) của ông nếu không hiểu gì vềnguyên nhân và diễn tiến cuộc đảo chánh đẫm máu Niniroku (26/02/1936), biến cố 3chính trị đã thay đổi vận mệnh Nhật Bản.Thiển nghị, cũng cùng một thể ấy, quyển GTLSNB này cũng có thể giúp các bạn theonhững ngành khoa học nhân văn khác như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, mỹ thuật,pháp luật ... định được vị trí môn học của mình trong dòng lịch sử Nhật Bản.Sách lại mang tên là giáo trình. Thế nhưng kỳ thực, người biên soạn không hề có mụcđích biến quyển sách thành một công cụ giáo dục ở một trường lớp nào. Sách chỉ đượcviết ra với tinh thần giáo trình nghĩa là trình bày vấn đề theo lớp lang trước sau, với mộtgiọng văn thoải mái như văn nói. Mỗi khi đứng trước một khái niệm hơi khó hiểu thìdừng lại giải thích dài giòng, vui vui, như đến giờ giải lao (coffee break). Cũng nên để ýrằng người biên soạn đã vay mượn với lòng biết ơn dàn bài và một lượng thông tin đồsộ từ bộ sử bốn quyển Navigator Nihonshi B (Hướng dẫn học lịch sử Nhật Bản) của nhàxuất bản Yamakawa (Tôkyô), một giáo trình dành cho học sinh cấp 3 ôn tập khi luyệnthi vào đại học.Giáo trình là một cách gọi tên kèm theo một trách nhiệm nặng nề. Những nhà viết sửđứng đắn nhất cũng không thể cho là mình nắm hết toàn bộ vấn đề nếu không chỉ là mộtanh mù xem voi. Huống chi, có quyển gọi là chính sử nào mà chẳng có một phần dã sử.Tuy nhiên, một giáo khoa thư cho bậc trung học như Navigator Nihonshi B vừa nhắcđến bên trên, dù là sách của người Nhật viết cho nhau đọc, nội dung không thiếu nhữngchỗ khéo léo tự biện hộ hay phớt lờ, vẫn là một văn kiện đã được đông đảo độc giả phêphán, chỉnh lý để đạt đến một sự đồng thuận nào đó. Có thể bảo nó đã đạt đến một mứcđộ dung nhận được. Biết rằng vấn đề “giáo khoa thư ngành sử Nhật Bản” hãy còn làđiểm nóng ở các nước Á châu, nhưng phải chăng, để giải quyết những điểm bất đồng dotự ái dân tộc, các học giả và các nhà giáo dục từ những nước can hệ cần ngồi lại vớinhau để mổ xẻ, thảo luận trong tinh thần khoa học thay vì để cho tình cảm cá nhân lôicuốn.Trước khi vào phần chính văn, xin có lời cảm ơn chân thành đến các tác giả mà ngườibiên soạn đã vay mượn tư liệu, các tiền bối và thân hữu với kiến thức sâu rộng và lòngbao dung đã giúp người biên soạn - vốn ý thức đang làm một việc quá sức mình - nhữngý kiến quí báu để quyển sách bớt đi những lỗi lầm cho dù việc cải thiện nó vẫn còn ph ...

Tài liệu được xem nhiều: