Danh mục

Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Luật Đầu tư" được biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những kiến thức cơ bản, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Giáo trình kết cấu gồm 4 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: hoạt động đầu tư trong nước; hoạt động đầu tư ra nước ngoài;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 Chương 3 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Hoạt động đầu tư trong nước được hiểu là hoạt động đầu tư đượccác nhà đầu tư thực hiện trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là hoạtđộng được thực hiện bởi đối tượng là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầutư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và phảituân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư cũng như cácpháp luật chuyên ngành có liên quan. Chương này tập trung nêu rõnhững khái niệm có liên quan đến hoạt động đầu tư trong nước (hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam), các đặc điểm (3.1) và hình thức triển khai củahoạt động này theo quy định của pháp luật (3.2). Phần tiếp theo sẽ đi vàotrình bày về thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước và trình tự,thủ tục cụ thể để tiến hành các dự án đầu tư tại Việt Nam (3.3). Phần cuốicùng là những biện pháp nhằm bảo đảm cho dự án đầu tư được triển khaithực hiện một cách thuận lợi, bao gồm những quy định về bảo đảm thựchiện dự án, thời hạn của dự án, những quy định về chuyển nhượng, giãntiến độ và tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (3.4). 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Như đã nói, hoạt động đầu tư trong nước hiện nay được coi là mộtbộ phận của tổng thể hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung. Nó có vaitrò và tầm quan trọng sánh ngang với hoạt động đầu tư ra nước ngoài vàđược điều chỉnh bởi những nguyên tắc chung của Luật. Tuy nhiên, khôngkhó để nhận ra rằng số lượng quy định của luật hiện nay dành cho hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam là nhiều hơn so với số lượng quy định dànhcho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Do hoạt động đầu tư trong nướcđược triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, vì vậy, nó sẽ tạo ra những tácđộng lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã 119hội, văn hóa... của Việt Nam nên cần được điều chỉnh một cách cụ thểhơn. Để rõ hơn về hoạt động này, trước tiên cần nhận diện hoạt động đầutư trong nước thông qua khái niệm và đặc điểm của hoạt động này (3.1.1)cũng như lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạtđộng đầu tư trong nước (3.1.2). Việc điều chỉnh hoạt động đầu tư trongnước phải tuân theo một số những nguyên tắc nhất định làm cơ sở choviệc xây dựng các qui định pháp luật cụ thể (3.1.3). 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trong nước a. Khái niệm Đầu tư trong nước không có khái niệm cụ thể trong Luật Đầu tưnăm 2014. Luật chỉ đưa ra các hình thức đầu tư được thực hiện trên lãnhthổ Việt Nam. Trong so sánh với đầu tư ra nước ngoài, đầu tư trong nướclà hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư được thực hiện trênlãnh thổ Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu kinh tế - xã hội. Hoạt động đầu tư trong nước được hiểu là hoạt động đem vốn đầutư vào sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổViệt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đâylà hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân Việt Nam, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở ViệtNam. Vốn để thực hiện hoạt động đầu tư có thể là bằng tiền mặt, hiện vậthoặc quyền về tài sản. Hoạt động đầu tư có thể được thực hiện dưới hìnhthức thành lập mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô một cơ sở sảnxuất kinh doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vàodoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hoặc dưới các hình thức kháctheo qui định của pháp luật. Trong quan hệ đầu tư trong nước, Việt Nam với tư cách là nơi tiếpnhận dòng vốn và tài sản của các nhà đầu tư đổ vào thì việc thu hút đượccàng nhiều dự án đầu tư cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ có nhiềuđộng lực để phát triển hơn. Vì vậy, chính sách chung của Nhà nước tađối với hoạt động đầu tư trong nước là không ngừng thúc đẩy, khuyến 120khích, tạo cơ chế mở cửa cho dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc họ lựa chọn đầu tư vào ViệtNam đồng nghĩa với việc chuyển dịch một lượng ngoại tệ hoặc tài sản từcác quốc gia khác đến Việt Nam. Điều này một mặt sẽ giúp tạo ra nhữngthuận lợi cho chính sách tài chính của quốc gia, nhưng cũng cần lưu ýđến việc cân bằng lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và lợi ích chungcủa xã hội, không đánh đổi những lợi ích trước mắt với những lợi ích lâudài. Nhà nước vừa phải có những chính sách bảo đảm quyền cho các nhàđầu tư nước ngoài khi đến thị trường Việt Nam như quyền được đối xửbình đẳng, không phân biệt, quyền được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ Nhànước, cũng như những chính sách pháp luật minh bạch, ổn định và phùhợp với các nguyên tắc tập quán quốc tế về đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, hoạt động đầu tư trong nước là một trongnhững hoạt động thương mại nên mục đích sinh lợi là mục đích dễ nhậnthấy nhất. Nhưng so với các hoạt động thương mại khác là chỉ nhằmmang tới lợi ích cá nhân cho thương nhân thì hoạt động đầu tư phải thựchiện theo định hướng của nhà nước, gắn liền với các mục tiêu, địnhhướng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong khi nhà đầu tư thực hiện cácdự án đầu tư của mình, với việc chuyển giao công nghệ, nhập khẩunguyên, nhiên liệu, thiết bị, máy móc, đào tạo và sử dụng lao động địaphương, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm... để phục vụcho dự án cũng sẽ có những tác động đáng kể đến mọi mặt đời sống - xãhội tại nơi tiến hành dự án đầu tư. Vì vậy, bên cạnh những mục tiêu vềkinh tế thì phát triển đầu tư trong nước cũng sẽ góp phần cải thiện cácyếu tố văn hóa, xã hội, nhận thức... của người dân. Nhà đầu tư, bất kể lànhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài, khi đã tiến hành đầu tư trên địa bàn lãnh thổ ViệtNam thì đều sẽ phải tuân thủ những quy định của hệ thống pháp luật ViệtNam, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và cả nhữngvăn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan. ...

Tài liệu được xem nhiều: