Danh mục

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (73 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Quan hệ giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam; Quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình; Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức LươngCHƯƠNG 4 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNGTHEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Sự kết hôn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợvà chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồmcác quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Các quan hệ nhân thân vàtài sản của vợ chồng được pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể phảiđược thực hiện. Khác với chế độ bóc lột, mục đích của việc xác lập quan hệ hônnhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no,tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Vì vậy, Luật Hôn nhân - gia đìnhđiều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng dựa trên nguyên tắc bìnhđẳng, tiến bộ. Các nghĩa vụ giữa vợ và chồng vừa là nghĩa vụ pháp lývừa là nghĩa vụ đạo đức. Quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại chương IV từ điều18 đến điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, trên cơ sở kếthừa và phát triển các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.1. QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEOLUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Đây là những quy định mang tính khái quát về quan hệ nhânthân giữa vợ và chồng, trên cơ sở kế thừa và cụ thể hoá một số quyềnnhân thân cơ bản của cá nhân được quy định trong Hiến pháp 1992,các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình1986, đồng thời có bổ sung thêm một số quy định mới.1.1. Tình nghĩa vợ chồng Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý. Làm vợ, 56chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận vànghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợiích của gia đình. Do vậy, điều 18 quy định: Vợ chồng chung thuỷ,thương yêu quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựnggia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Việcthực hiện bổn phận này vừa mang tính chất pháp lý vừa dựa trên cơsở đạo lý. Quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳnggiữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, đồng thời ngăn chặntình trạng vợ, chồng có quan hệ nam nữ bất chính.1.2. Vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền Vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền nhân thân, tài sản(như: bình đẳng trong việc giáo dục con cái; lựa chọn chỗ ở chung;lựa chọn nghề nghiệp...). Trong các quan hệ nhân thân và tài sản vợchồng bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào thu nhập, địa vị xã hộihoặc các yếu tố khác.1.3. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Nơi cư trú của vợ chồng về nguyên tắc do vợ chồng tự lựa chọn,việc lựa chọn nơi cư trú không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán,địa giới hành chính. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điềukiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thoả thuận quyếtđịnh lựa chọn nơi cư trú. Quy định của pháp luật nhằm xoá bỏ nhữngquan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ ở chung của nam nữ saukhi kết hôn thuyền theo lái, gái theo chồng hoặc tục ở rể của dân tộcThái, buộc vợ, chồng không có quyền lựa chọn nơi ở chung.1.4. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tíncủa nhau Quy định này vừa được bổ sung so với Luật Hôn nhân và giađình 1986. Điều 21 đã cụ thể hoá các quy định tại điều 71 Hiến pháp1992 và điều 33 Bộ luật Dân sự. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh 57dự nhân phẩm và uy tín của nhau. Pháp luật cấm vợ, chồng có hành vingược đãi, hành hạ xúc phạm đến danh dự, uy tín của nhau.1.5. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của nhau, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt Đây là quyền cơ bản của công dân được quy định trong điều 68của Hiến pháp 1992: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặckhông theo một tôn giáo nào. Do vậy, trong quan hệ vợ chồng phảitôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không được cản trở,cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Ngoài ra luật cònquy định vợ chồng cùng bàn bạc, tạo điều kiện giúp đỡ cho nhau lựachọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môncũng như tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị,...1.6. Việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng Việc đại diện đã được quy định tại điều 71 và điều 148 của Bộluật Dân sự, song quan hệ đại diện giữa vợ và chồng được Luật Hônnhân và gia đình quy định cụ thể hơn. Đây là căn cứ pháp lý để xemxét các giao dịch dân sự do vợ chồng xác lập có đảm bảo tư cách đạidiện hay không. Một là, khi tham gia xác lập thực hiện các giao dịch dân sự màpháp luật quy định giao dịch đó phải có sự đồng ý của cả vợ và chồngthông qua sự thoả thuận, cùng ký vào văn bản giao dịch (như bán cáctài sản chung có giá trị lớn như nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụngđất...). Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở xa hoặc không trực tiếptham gia thì có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứtcác giao dịch dân sự đối với các giao dịch mà theo quy định phải cósự đồng ý của cả vợ chồng. Việc ...

Tài liệu được xem nhiều: