Danh mục

Giáo trình Luật kinh tế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 - ThS. Trần Thị Vân Trà

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 825.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Luật kinh tế trình bày nội dung chương 3 - Pháp luật về phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại. Cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật kinh tế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 - ThS. Trần Thị Vân Trà14. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh?15. Vì sao trong doanh nghiệp đều có thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tư nhân khôngcó tư cách pháp nhân mà công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân?16. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp?17. Các trường hợp giải thể và thủ tục giải thể doanh nghiệp? CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN 1.1. Phá sản – hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường 59 Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đápứng cho nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó không thể cóhiện tượng phá sản. Còn trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếulà các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhànước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, màmọi hoạt động trong quá trình kinh doanh đều theo kế hoạch của nhà nước, từ sản xuấtcho đến tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước,còn nếu thua lỗ thì được nhà nước bù lỗ. Các doanh nghiệp này vì thế không thể bị mấtkhả năng thanh toán và hiện tượng phá sản vì thế cũng không xảy ra. Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xãhội tồn tại khách quan bởi các lý do sau: - Doanh nghiệp là một thực thể xã hội như các thực thể xã hội khác, có nghĩa làcũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồncủa các sự vật, hiện tượng. - Nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa thành phầnkinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng song song tồn tại. Các loại hình doanh nghiệpđều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Cạnhtranh là một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường bởi các doanh nghiệp đềuhướng tới mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Dưới tác động của quy luật này, một số doanhnghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp dần yếu đi, nợnần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thựcchất đã lâm vào tình trạng phá sản. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh lợi nhuận thu được thì doanhnghiệp cũng phải chịu rất nhiều rủi ro. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ rủi rolà ¼. Nguyên nhân dẫn đến phá sản thì hết sức đa dạng và phá sản bao giờ cũng kéo theonhững hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Ngoài những tác động tiêu cực như sự xáo trộn,ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm và thu nhậpcủa người lao động, thì phá sản bản thân nó là một giải pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấulại” nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp đủ sức đứng vữngtrong điều kiện cạnh tranh ngày khốc liệt. 1.2. Khái niệm phá sản doanh nghiệp Hiện tượng phá sản xuất hiện từ rất sớm, và Italia là nước đầu tiên khai sinh ra đạoluật phá sản đầu tiên từ thời kỳ La Mã. Đến thời kỳ Trung cổ, các quốc gia Châu Âu cũnglần lượt ban hành luật phá sản, lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương nghiệp, 60sau này được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ tưbản chủ nghĩa, phá sản trở thành hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, hình thành nên các tập đoàn kinh tế tư bản độc quyền. Phá sản là một quá trình gồm hai thủ tục chính: tái cơ cấu doanh nghiệp mắc nợ(hay còn gọi là phục hồi hoạt động kinh doanh) và thanh lý tài sản. Chủ nợ và doanhnghiệp mắc nợ có thể lựa chọn một trong hai thủ tục theo điều kiện cụ thể. Ở các nướcphương Tây, thủ tục phục hồi kinh doanh được nhấn mạnh. Phục hồi kinh doanh về bảnchất là quá trình thỏa thuận giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ nhằm xây dựng một kếhoạch tái cơ cấu lại doanh nghiệp và lập một kế hoạch trả nợ phù hơp. Thủ tục phục hồicho phép doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm cho con nợcó cơ hội thoát ra khỏi khó khăn về tài chính và do đó thoát khỏi tuyên bố phá sản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phá sản được xem xét dưới hai bình diện:(a) doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, và (b) phá sản là thủ tục phục hồi hoặc xử lýnợ đặc biệt. 1.2.1. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Điều 3 Luật phá sản năm 2004 xác định, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sảnlà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ cóyêu cầu. Như vậy, tương tự như pháp luật phá sản của các nước trên thế giới, pháp luậtViệt Nam cũng coi việc mất khả năng thanh toán nợ đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: