Tham khảo tài liệu giáo trình luật kinh tế trong thẩm định giá (phần 6), kinh tế - quản lý, luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật kinh tế trong thẩm định giá (Phần 6) Giáo trình Luật kinh tế trong thẩm định giá (Phần 6)b) Về khung giá các loại đất : + Khung giá các loại đất mà Nghị định ban hành được quy định chocác loại đất được phân loại tại Điều 13 Luật Đất đai, bao gồm: b1) Đối với nhóm đất nông nghiệp: Có 5 khung giá, trong đó cáckhung giá đất trồng cây hàng năm; cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất nuôitrồng thủy sản quy định cho 3 loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi; riêng đất làmmuối quy định khung giá cho cả nước. b2) Đối với nhóm đất phi nông nghiệp: Có 4 khung giá Trong đó các khung giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nôngnghiệp tại nông thôn quy định cho 3 loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi.Khung giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị quy địnhcho 6 loại đô thị, cụ thể. Có thể nói các khung giá trên đây đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản là:bao quát điều chỉnh được toàn bộ diện tích đất đai của Nhà nước; quản lý đấtđai theo mục đích sử dụng; phản ánh sát giá chuyển nhượng quyền sử dụngđất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường. + Đối với những loại đất Chính phủ không quy định khung giá, sẽgiao quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xin được trình bầy ởphần “Định giá các loại đất ở địa phương”. + Về điều chỉnh khung giá các loại đất: Đây cũng là một nội dung quyđịnh mới hơn so với trước; cụ thể là :”Khi giá chuyển nhượng quyền sửdụng đất phổ biến trên thị trường của một số hoặc tất cả các loại đất trongcác bảng khung giá đất có biến động liên tục kéo dài trong thời hạn 60 ngàytrở lên, trên phạm vi rộng (nhiều tỉnh, thành phố), gây nên chênh lệch giálớn: tăng từ 30% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 30% trở lên so với giátối thiểu trong khung giá quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số188/2004/NĐ-CP, thì Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng một sốhoặc tất cả khung giá đất mới trình Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp.3. Những nội dung cơ bản của chương III: Về định giá các loại đất cụ thểtại địa phương: a) Thẩm quyền và cách phân vùng, phân hạng đất, phân loại đườngphố và vị trí đất cụ thể để định giá. Nghị định quy định giao cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào cáctiêu thức chung theo quy định của Nghị định, đồng thời căn cứ vào tình hìnhthực tế, tập quán của địa phương mà quy định các tiêu thức cụ thể và quyđịnh việc phân vùng, phân loại, quyết định số lượng vị trí cho từng loại đất;số lượng loại đường phố, số lượng vị trí đất của từng loại đường phố ứng vớicác loại đô thị ở địa phương để làm căn cứ định giá. Đây là cách làm tạo ra được sự chủ động, linh hoạt, thích ứng với thựctế đa dạng trong hình thành giá đất ở nước ta, khắc phục được quy định“cứng” của Nghị định 87-CP như trình bầy phần trên. Thứ nhất : Phân vùng đất. - Phân vùng đất thành 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi đểđịnh giá các loại đất cụ thể như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâunăm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồngthủy sản, các loại đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp ở nông thôn. - Các đặc điểm cơ bản của từng vùng mà Nghị định đã quy định nhưsau: + Đồng bằng là vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng và có độ caongang với mặt nước biển. Mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiệnsản xuất lưu thông hàng hoá thuận lợi hơn trung du, miền núi. + Trung du là vùng đất có độ cao vừa phải (thấp hơn miền núi, caohơn đồng bằng), bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi. Mật độ dân số thấphơn đồng bằng, cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưuthông hàng hoá kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơnmiền núi. + Miền núi là vùng đất cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phậndiện tích là núi cao, địa hình phức tạp. Mật độ dân số thấp; kết cấu hạ tầngvà điều kiện sản xuất lưu thông hàng hoá kém thuận lợi hơn trung du. Các xã được công nhận là miền núi theo quy định hiện hành của Uỷban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc). Thứ hai: Phân hạng đất. - Hạng đất để định giá đất áp dụng theo hạng đất tính thuế sử dụng đấtnông nghiệp ở địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy địnhhiện hành của Nhà nước. - Phân hạng đất là để định giá cho các loại đất như: đất trồng cây hàngnăm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừngđặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, các loại đất nông nghiệp khác và đất phinông nghiệp ở nông thôn. - Các quy định hiện hành áp dụng cho việc phân hạng đất cụ thể là: + Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. + Nghị định số 73-CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ quy định chitiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Thông tư Liên Bộ số 92/TT-LB, ngày 10-11-1993 của Bộ Tài chính,Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm – ...