Danh mục

Giáo trình Luật kinh tế - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.60 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (142 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật kinh tế được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về luật kinh tế; quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; chế độ pháp lý về các chủ thể kinh doanh; pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật kinh tế - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:………/QĐ……. Ngày ……..tháng……. năm…………… của………………… (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Lạng Sơn, năm 2021 2 LỜI NÓI ĐẦU Luật Kinh tế là môn học thuộc các học phần cơ sở chuyên môn trong chương trình đào tạo ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, có vị trí như cầu nối giữa các môn học lý luận cơ bản và các học phần kế toán chuyên ngành trong các doanh nghiệp. Giáo trình 'Luật Kinh tế' được biên soạn với nhiều nội dung mới cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản về bản chất, đặc điểm, nội dung, cơ sở ra đời và phát triển của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Đồng thời nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật kinh tế trong hoạt động kinh doanh và mối qua hệ giữa kinh tế và pháp luật kinh tế. Để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc trang bị cho người học các kiến thức pháp lý cơ bản trong quản lý kinh tế về chủ thể kinh doanh là không thể thiếu được và ngày càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở bậc Trung cấp Kế toán thì việc giảng dạy môn học Luật kinh tế là cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các hoạt động kinh doanh diễn ra rất nhanh chóng, sinh động và phức tạp. Cho nên đòi hỏi các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải có những hiểu biết về pháp luật kinh tế. Việc học tập, nghiên cứu môn học này sẽ giúp cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế hoạt động kinh doanh, hướng các hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước đã xác định. Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động kinh doanh. Giáo trình Luật Kinh tế là tài liệu tham khảo quan trọng cho học phần Luật Kinh tế với khối lượng 2 tín chỉ trong chương trình đào tạo theo tín chỉ ngành Kế toán trình độ Trung cấp. Những điểm mới trong biên soạn lần này được các tác giả dự kiến thực hiện là: - Cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học, những vấn đề lý luận chung về luật kinh tế trong những năm gần đầy từ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự … và các văn bản dưới luật khác có liên quan. - Kế thừa có chọn lọc các nội dung trong các tài liệu, giáo trình đã xuất bản, phát triển các nội dung riêng có để phù hợp với mục tiêu đào tạo đề ra trong chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ Trung cấp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Giáo trình được biên soạn lần đầu tiên nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong các giảng viên và người học đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện cuốn giáo trình này. TÁC GIẢ 3 MỤC LỤC Trang Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ 5 I. KHÁI NIỆM LUẬT KINH TẾ 5 1. Khái niệm luật kinh tế 5 2. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế 5 II - CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ 6 1. Cá nhân kinh doanh 7 2. Tổ chức kinh doanh 7 III - VAI TRÒ CỦA LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8 1. Luật kinh tế cụ thể hoá đường lối của Đảng 8 2. Luật kinh tế tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh 8 3. Luật kinh tế xác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh 9 4. Luật kinh tế điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh 9 IV - NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ 9 1. Các văn bản pháp luật 9 2. Một số nguồn khác của Luật kinh tế 10 CÂU HỎI ÔN TẬP 10 Chương II: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 11 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 11 1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 11 2. Phân loại doanh nghiệp 12 3. Vấn đề giới hạn trách nhiệm tài sản trong kinh doanh 13 II. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 14 1. Những điều kiện cơ bản để đăng ký thành lập doanh nghiệp 14 2. Thủ tục chung để đăng ký thành lập doanh nghiệp 20 III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH 25 1. Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh 25 2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh 26 3. Các hành vi bị cấm 27 IV. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 28 1. Tổ chức lại doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: