Danh mục

Giáo trình Luật Lao động cơ bản 2005 phần 8

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Lao động cơ bản - Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa. - Người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện vệ sinh riêng cho lao động nữ trong quá trình làm việc, (phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ). Ơí những nơi sử
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 2005 phần 8 Giáo trình Luật Lao động cơ bản - Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa. - Người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện vệ sinh riêng cho lao động nữ trong quá trình làm việc, (phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ). Ơí những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu giáo. - Phải đảm bảo chỗ làm việc cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản. b. Những ưu đãi đối với lao động nữ: Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của lao động nữ, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc giao việc tại nhà. Được từng bước cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao động nữ. - Lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường khi có giấy chứng nhận của thầy thuốc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động . - Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng, tùy theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương, chế độ bảo hiểm xã hội. - Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc. - Lao động nữ làm công việc năng nhọc khi có thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm một số giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Trong thời gian hành kinh, mỗi ngày được nghỉ 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. 148 Giáo trình Luật Lao động cơ bản VI. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của tri thức, xu hướng của pháp luật lao động hiện đại ở các nước trên thế giới kể cả các nước đã và đang phát triển đều có những quy định riêng cho đối tượng lao động “chất xám” - là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao - đối tượng người lao động có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cách mạng khoa học kỹ thuật. Đối với nước ta, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang ngày chiếm vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Ở nước ta, mặc dù lực lượng lao động đông nhưng chưa thực sự mạnh. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vẫn còn thiếu nhiều. Tuy vậy, cho tới trước khi Bộ luật Lao động được ban hành, các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về đãi ngộ và khuyến khích lao động chất xám thiếu và tản mạn, chưa thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy cả “chất” và “lượng” đối với loại lao động này. Tình trạng “chảy máy chất xám” từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa có quy định nào về vấn đề bồi thường cho Nhà nước và cho người sử dụng lao động về những mất mát này. Như vậy, để có thể bảo vệ và khuyến khích lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đem hết sức mình để phục vụ đất nước, thì Nhà nước phải có một chế độ, chính sách đồng bộ , toàn diện, đãi ngộ cao hơn cho loại lao động đặc biệt này. Bộ luật Lao động đã thể hiện đường lối, chính sách đối với người lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao trong quan hệ lao động. Các quy định ở điều 129 đến điều 130 của Bộ luật Lao động có ý nghĩa khuyến khích, trân trọng việc sử dụng chất xám của đội ngũ lao động trong tình hình mới nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, còn tạo điều kiện cho họ tăng thêm thu nhập, làm giàu cho bản thân và xã hội của họ một cách hợp pháp và chính đáng. Đây là một bước tiến mới trong pháp luật lao động nước ta. Về chế độ lao động của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được Bộ luật Lao động quy định như sau: - Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền kiêm nhiệm việc hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng lao động và phải báo cho người sử dụng lao động biết. Riêng đối với cán bộ, công chức Nhà nước, việc kiêm nhiệm, kiêm chức phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 149 Giáo trình Luật Lao động cơ bản - Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ liên quan đến các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, các đối tượng sở hữu công nghiệp khác do mình tạo ra hoặc cùng tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động theo pháp luật sở hữu công nghiệp, phù hợp với hợp đồng đã ký. - N ...

Tài liệu được xem nhiều: