Danh mục

Giáo trình Lý luận dạy học sinh học : Chương 1 - Nguyễn Phúc Chỉnh

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.32 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung giáo trình "Lý luận dạy học sinh học" gồm hai phần: Phần thứ nhất là phần lý luận chung (Đại cương PPDH sinh học) nghiên cứu những nguyên tắc chung, những quy luật cơ bản của việc xây dựng nội dung chương trình, những vấn đề lý luận của PPDH sinh học ở trường phổ thông. Phần thứ hai là phần PPDH cụ thể (PPDH các phân môn của sinh học ở trường phổ thông) ví dụ PPDH thực vật học, PPDH động vật học, PPDH sinh học tế bào. Chương 1 trình bày những phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý luận dạy học sinh học : Chương 1 - Nguyễn Phúc Chỉnh NGUYỄN PHÚC CHỈNH LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 1 Với sinh viên Học để trở thành một người giáo viên là cả một quá trình đầy gian khổ, để trở thành một người giáo viên tốt lại còn gian khổ hơn rất nhiều. Quá trình này bắt đầu từ những bài học đầu tiên mà bố mẹ bạn đã dạy cho bạn, tích lũy dần qua quá trình học phổ thông, rồi qua trường sư phạm dưới sự dạy dỗ của các thày cô giáo. Kinh nghiệm cứ được tích lũy dần khi bạn tốt nghiệp đại học, đến các trường phổ thông trực tiếp dạy học. Có những người, ngay từ lần đầu tiên lên lớp đã có những bài dạy hay. Nhưng có những người cả đời đi dạy học đến lúc hưu trí vần chỉ là những bài dạy khô khan, kém hấp dẫn. Có lẽ cần phải có một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, một khả năng sư phạm vốn có của mỗi người và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên để trở thành một người giáo viên tốt. Để trở thành một giáo viên Sinh học, bạn phải có kiến thức về sinh học và những kiến thức nghiệp vụ. Bạn phải hiểu biết những quy luật dạy học sinh học để từ đó phát triển những mô hình dạy học nhằm giúp cho học sinh không những có kiến thức sinh học mà còn có văn hoá sinh học. Trước hết mỗi thày, cô giáo phải giúp học sinh hình thành nhân cách, có năng lực đáp ứng những thách thức trong cuộc sống. Bạn phải tập soạn bài, lên lớp, tập quản lý – giáo dục học sinh, tập tạo lập mối quan hệ tốt với mọi người và không thể không học hỏi thêm rất nhiều kiến thức và lối sống. Thời gian để trở thành một giáo viên thực thụ dài hay ngắn tùy thuộc vào mỗi người và mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ở trường sư phạm, bạn đã học kiến thức Sinh học, đã học Tâm lý học, Giáo dục học và phương pháp dạy học sinh học, đến trường phổ thông, bạn phải chuyển những kiến thức đã học thành thực tế giảng dạy. Tài liệu này muốn giúp bạn có những năng lực ban đầu để tự phấn đấu trở thành một giáo viên Sinh học ở trường phổ thông. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống. Thái nguyên, tháng 3 năm 2013 2 MỤC LỤC Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC 1. 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1.3. Ứng dụng tin học để xử lý số liệu 1.4. Quy trình tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học Chương 2. DẠY HỌC SINH HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 2.1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? 2.2. Vai trò của sinh học trong nền kinh tế tri thức. 2.3. Người giáo viên sinh học trong nền kinh tế tri thức Chương 3. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC SINH HỌC 3.1. Nguyên tắc tiếp cận cấu trúc - hệ thống. 3.2. Nguyên tắc trực quan. 3.3. Nguyên tắc lấy không gian bù thời gian Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 4.1. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở một số nước trên thế giới 4.2. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở Việt nam 4.4. Phát triển chương trình và sách giáo khoa Sinh học Chương 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 5.1. Cơ sở phương pháp luận dạy học - Các bình diện lý luận dạy học - Mối quan hệ giữa các thành phần của quá trình dạy học - Khái niệm về phương pháp dạy học 5.2. Mô hình dạy học tương tác lấy Giáo viên làm trung tâm - Giới thiệu và giải thích. - Giảng dạy trực tiếp. - Giảng dạy khái niệm. 5.3. Mô hình dạy học tương tác lấy Học sinh làm trung tâm. - Học tập mang tính hợp tác. 3 - Dạy học theo vấn đề. - Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm). - Dạy học định hướng hành động - Dạy học theo dự án 5.4. Các kỹ thuật dạy học sinh học - Các kỹ thuật liên kết suy nghĩ. - Các kỹ thuật thông tin phản hồi. Chương 6. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SINH HỌC 6.1. Các loại phương tiện dạy học - đa phương tiện 6.2. Phương tiện dạy học và lý thuyết học tập. 6.3. Các đặc điểm của phương tiện dạy học . 6.4. Dạy học với phương tiện điện tử (E-Learning) Chương 7. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 7.1. Kế hoạch giáo viên 7.2. Học tập cộng đồng và động lực học sinh. 7.3. Quản lý lớp học 7.4. Lãnh đạo trường học và sự hợp tác Chương 8. ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 8.1. Đánh giá học sinh - Các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học. - Kỹ thuật trắc nghiệm trong dạy học sinh học. - Các chuẩn đánh giá học sinh 8.2. Đánh giá giáo viên - Các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy tốt. - Chuẩn giáo dục. 8.3. Kiểm định chất lượng giáo dục 4 MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo giáo viên Sinh học, môn “Phương pháp dạy học sinh học” (PPDHSH) có vai trò quan trọng trong việc hình thành nghề cho sinh viên. Ở Việt Nam, môn học này đã từng có những tên gọi khác nhau. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, môn học này được gọi là Giáo học pháp (theo cách gọi của Trung quốc), sau đó gọi là Phương pháp dạy học sinh học (cách gọi của Liên xô). Trong thập kỷ 70 của thế kỷ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: