Giáo trình Lý thuyết tài chính: Phần 2
Số trang: 48
Loại file: pdf
Dung lượng: 967.38 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính có kết cấu gồm 8 chương. Phần 2 giáo trình gồm nội dung chương 5 trở đi. Nội dung phần này trình bày về tài chính quốc tế, thị trường tài chính, cân đối tài chính tổng hợp, công tác kiểm tra tài chính. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính: Phần 2 Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh CHƯƠNG V TÀI CHÍNH QUỐC TẾ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1 Khái niệm tài chính quốc tế 1.1 Cơ sở hình thành quan hệ tài chính quốc tế Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ tài chính quốc tế đã ra đời và phát triển từ những hình thức giản đơn đến phức tạp, gắn với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.Trong điều kiện hiện nay, quan hệ tài chính quốc tế có ý nghĩa to lớn với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá của các nước. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính quốc tế sơ khai dưới hình thức cống nộp vàng, bạc, châu báu giữa nước này với nước khác. Với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại thương xuất hiện và phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế quan và tín dụng quốc tế vào cuối thời kỳ của chế độ phong kiến. Có thể thấy sự xuất hiện và tồn tại các quan hệ tài chính quốc tế là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan cả về mặt kinh tế và chính trị. - Về mặt kinh tế. Đây là yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của các quan hệ tài chính quôc tế. Mỗi quốc gia là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, có quan hệ hữu cơ với nhau, cùng tham gia vào phân công lao động quốc tế nhiều mức độ khác nhau. Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một só loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác thông qua sự trao đổi quốc tế. Thực chất của phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các quốc gia với nhau, thông qua cạnh tranh trên thị trường thế giới. Phân công lao động quốc tế quyết định sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia, từ đó nảy sinh các quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, chính điều đó lại quyết định cho sự nảy sinh và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế. - Về mặt chính trị. Tæ bé m«n kÕ to¸n 66 Trêng Cao §¼ng nghÒ Nam §Þnh Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh Nếu yếu tố kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế thì yếu tố chính trị có tác động trực tiếp đến hình thức và mức độ của các mối quan hệ đó. Quan hệ tài chính quốc tế phát sinh giữa các quốc gia nên chịu sự chi phối của cơ chế, chính sách, đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Quan hệ tài chính quốc tế của mỗi nước suy cho cùng trước hết phải phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình; do đó với tư cách là chủ thể tổ chức và quản lý nền kinh tế, Nhà nước là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mối quan hệ tài chính đối ngoại với các nước khác. Cũng cần nhận thấy rằng đường lối, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức và trình độ tổ chức quản lý nhà nước. Do đó, tác động của nhà nước có thể là thúc đẩy hoặc cũng có thể là kìm hãm sự phát triển các quan hệ tài chính quốc tế. Qua phân tích có thể thấy quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước trong cộng đồng quốc tế là cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế, trong đó các quan hệ kinh tế đóng vai trò quyết định. 1.2. Khái niệm Quan hệ tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của Nhà nước với các nhà nước khác, với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Đối với nước ta, các quan hệ tài chính quốc tế một mặt thể hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; mặt khác tài chính quốc tế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện đường lối đó. Các quan hệ tài chính quốc tế phản ánh các quan hệ hợp tác quốc tế trên các linh vực khác nhau dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của nhau, đôi bên cùng có lợi nhằm phục vụ cho các đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn khác nhau của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 2. Đặc điểm của tài chính quốc tế. * Về phạm vi, môi trường hoạt động của nguồn tài chính Sự vận động của các nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện sự phân công lao động quốc tế cũng như trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của Nhà nước, nhiều quan hệ phân phối nguồn tài chính giữa các chủ thể không cùng một quốc ga làm cho nguồn tài chính chuyển dịch vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước. Tæ bé m«n kÕ to¸n 67 Trêng Cao §¼ng nghÒ Nam §Þnh Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh Đặc điểm này cũng cho thấy trong quan hệ tài chính quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro hối đoái hoặc rủi ro chính trị mà nhiều khi nhà nước không thể lường trước được. Cũng như vậy, những biến động về chính trị của một nước có thể gây tổn hại đến lợi ích của nhiều nước khác có quan hệ với nhau trên trường quốc tế. * Về sự chi phối của các yếu tố chính trị. Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước. Như trên đã phân tích về cơ sở khách quan của sự hình thành các quan hệ tài chính quốc tế, yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế trong khi yếu tố chính trị chi phối đến hình thức và mức độ của các mối quan hệ. Bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước ban hành một hệ thống luật pháp để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của các chủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính: Phần 2 Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh CHƯƠNG V TÀI CHÍNH QUỐC TẾ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1 Khái niệm tài chính quốc tế 1.1 Cơ sở hình thành quan hệ tài chính quốc tế Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ tài chính quốc tế đã ra đời và phát triển từ những hình thức giản đơn đến phức tạp, gắn với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.Trong điều kiện hiện nay, quan hệ tài chính quốc tế có ý nghĩa to lớn với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá của các nước. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính quốc tế sơ khai dưới hình thức cống nộp vàng, bạc, châu báu giữa nước này với nước khác. Với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại thương xuất hiện và phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế quan và tín dụng quốc tế vào cuối thời kỳ của chế độ phong kiến. Có thể thấy sự xuất hiện và tồn tại các quan hệ tài chính quốc tế là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan cả về mặt kinh tế và chính trị. - Về mặt kinh tế. Đây là yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của các quan hệ tài chính quôc tế. Mỗi quốc gia là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, có quan hệ hữu cơ với nhau, cùng tham gia vào phân công lao động quốc tế nhiều mức độ khác nhau. Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một só loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác thông qua sự trao đổi quốc tế. Thực chất của phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các quốc gia với nhau, thông qua cạnh tranh trên thị trường thế giới. Phân công lao động quốc tế quyết định sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia, từ đó nảy sinh các quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, chính điều đó lại quyết định cho sự nảy sinh và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế. - Về mặt chính trị. Tæ bé m«n kÕ to¸n 66 Trêng Cao §¼ng nghÒ Nam §Þnh Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh Nếu yếu tố kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế thì yếu tố chính trị có tác động trực tiếp đến hình thức và mức độ của các mối quan hệ đó. Quan hệ tài chính quốc tế phát sinh giữa các quốc gia nên chịu sự chi phối của cơ chế, chính sách, đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Quan hệ tài chính quốc tế của mỗi nước suy cho cùng trước hết phải phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình; do đó với tư cách là chủ thể tổ chức và quản lý nền kinh tế, Nhà nước là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mối quan hệ tài chính đối ngoại với các nước khác. Cũng cần nhận thấy rằng đường lối, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức và trình độ tổ chức quản lý nhà nước. Do đó, tác động của nhà nước có thể là thúc đẩy hoặc cũng có thể là kìm hãm sự phát triển các quan hệ tài chính quốc tế. Qua phân tích có thể thấy quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước trong cộng đồng quốc tế là cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế, trong đó các quan hệ kinh tế đóng vai trò quyết định. 1.2. Khái niệm Quan hệ tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của Nhà nước với các nhà nước khác, với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Đối với nước ta, các quan hệ tài chính quốc tế một mặt thể hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; mặt khác tài chính quốc tế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện đường lối đó. Các quan hệ tài chính quốc tế phản ánh các quan hệ hợp tác quốc tế trên các linh vực khác nhau dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của nhau, đôi bên cùng có lợi nhằm phục vụ cho các đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn khác nhau của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 2. Đặc điểm của tài chính quốc tế. * Về phạm vi, môi trường hoạt động của nguồn tài chính Sự vận động của các nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện sự phân công lao động quốc tế cũng như trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của Nhà nước, nhiều quan hệ phân phối nguồn tài chính giữa các chủ thể không cùng một quốc ga làm cho nguồn tài chính chuyển dịch vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước. Tæ bé m«n kÕ to¸n 67 Trêng Cao §¼ng nghÒ Nam §Þnh Gi¸o tr×nh Lý thuyÕt tµi chÝnh Đặc điểm này cũng cho thấy trong quan hệ tài chính quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro hối đoái hoặc rủi ro chính trị mà nhiều khi nhà nước không thể lường trước được. Cũng như vậy, những biến động về chính trị của một nước có thể gây tổn hại đến lợi ích của nhiều nước khác có quan hệ với nhau trên trường quốc tế. * Về sự chi phối của các yếu tố chính trị. Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước. Như trên đã phân tích về cơ sở khách quan của sự hình thành các quan hệ tài chính quốc tế, yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế trong khi yếu tố chính trị chi phối đến hình thức và mức độ của các mối quan hệ. Bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước ban hành một hệ thống luật pháp để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của các chủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết tài chính Giáo trình Lý thuyết tài chính Tài chính quốc tế Thị trường tài chính Cân đối tài chính tổng hợp Công tác kiểm tra tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 961 34 0 -
2 trang 512 13 0
-
2 trang 343 13 0
-
293 trang 286 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 223 0 0 -
Giáo trình môn học Lý thuyết tài chính - tiền tệ
60 trang 199 0 0 -
16 trang 188 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 147 1 0 -
Các bài tập và giải pháp Tài chính quốc tế ứng dụng Excel: Phần 2
197 trang 141 0 0 -
88 trang 127 1 0