Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 669.11 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) ra đời nhằm đáp ứng một phần nhu cầu cung cấp kiến thức về tài chính và tiền tệ cho các chủ thể kinh tế. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: thanh toán trong nền kinh tế thị trường; những vấn đề cơ bản về tài chính; ngân sách Nhà nước; thị trường tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 3: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Mã chương: MH11.03 Giới thiệu: Chương 3 cung cấp những kiến thức chung nhất về thanh toán trong nền kinh tế thị trường, giúp cho người học hiểu đúng các vấn đề liên quan đến thanh toán khô dùng dung tiền mặt trong thực tiễn. Mục tiêu: - Phân biệt được thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. - Phân tích được bản chất và nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt. - Phân tích và thực hiện được các nghiệp vụ liên quan đến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung chính 1. Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm Tất cả các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác của nền kinh tế cuối cùng được kết thúc bằng khâu thanh toán. Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt. Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được luật pháp Nhà nước thừa nhận. Thanh toán bằng tiền mặt là việc chi trả tiền hàng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng đồng tiền do ngân hàng quốc gia phát hành Ở Việt Nam thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bởi đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và bắt buộc lưu thông đó là Đồng Việt Nam (VND) 1.2. Nội dung thanh toán bằng tiền mặt Khi thanh toán bằng tiền mặt thì tiền mặt vận động trong lưu thông để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, được diễn ra trong phạm vi sau: - Tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện mua bán nhỏ, lẻ, giá trị thanh toán mỗi lần không lớn như DN trả tiền chi phí dịch vụ mua ngoài, trả lương cho công nhân viên, cá nhân tiêu dùng hàng ngày... - Tại các ngân hàng cơ sở, hoạt động thu chi tiền mặt đối với khách hàng cũng diễn ra thường xuyên: Các tổ chức kinh tế, cá nhân thường chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng cho nhu cầu của họ, số còn lại họ gửi vào ngân hàng, và khi phát sinh nhu tiền mặt họ lại đến ngân hàng để rút tiền. - Thanh toán tiền mặt trong hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng khi có nhu cầu tiền mặt thì không trực tiếp thu- chi tiền mặt cho nhau mà phải thông qua ngân hàng trung ương. 55 - Mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân cũng có một phần được thực hiện bằng tiền mặt như: doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, lệ phí, phí cho Nhà nước; Nhà nước trả lương cho công chức, thưởng cho người dân có thành tích... 1.3. Ưu nhược điểm của thanh toán tiền mặt a. Ưu điểm Thanh toán bằng tiền mặt đảm bảo thoả mãn các giao dịch thường xuyên hàng ngày có giá trị nhỏ của doanh nghiệp, dân cư mà nếu dùng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục nên kém hiệu quả. b. Nhược điểm: - Chi phí để tổ chức sự vận động của tiền tệ dưới hình thức này rất tốn kém như: chi phí in ấn một số lượng tiền mặt cho lưu thông, chi phí bảo quản vận chuyển, chi phí điếm tiền khi giao nhận.. - Nhà nước kho giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chu chuyển hàng hoá, bởi vì phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. 2. Thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng tại ngân hàng dưới sự kiểm soát của ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. Hiện nay Thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế- tài chính đối nội cũng như đối ngoại và được coi là hình thức thanh toán mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. 2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt là việc dùng tiền ghi sổ để thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người trả tiền sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau mà không cần phải sử dụng đến tiền mặt. - Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính - tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự có mặt rộng khắp của hệ thống ngân hàng, với sự ứng dụng của kỹ thuật tin học hiện đại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và áp dụng cách trả tiền thông qua 56 trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng một cách thuận tiện an toàn và tiết kiệm. - Thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh sự vân động của vật tư hàng hoá. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước cũng như ở nước ngoài tăng nhanh, tất yếu cần có một cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức vận động này của tiền là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng chu chuyển tiền tệ. Hình thức này được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính đối nội cũng như đối ngoại và được coi là hình thức thanh toán mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. 2.3. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt a. Thứ nhất, mỗi một khoản thanh toán phải đảm bảo có ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán. - Người trả tiền có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người đóng thuế, người trả nợ hoặc là người có ý định chuyển quyền sở hữu một khoản tiền nào đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 3: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Mã chương: MH11.03 Giới thiệu: Chương 3 cung cấp những kiến thức chung nhất về thanh toán trong nền kinh tế thị trường, giúp cho người học hiểu đúng các vấn đề liên quan đến thanh toán khô dùng dung tiền mặt trong thực tiễn. Mục tiêu: - Phân biệt được thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. - Phân tích được bản chất và nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt. - Phân tích và thực hiện được các nghiệp vụ liên quan đến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung chính 1. Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm Tất cả các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác của nền kinh tế cuối cùng được kết thúc bằng khâu thanh toán. Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt. Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được luật pháp Nhà nước thừa nhận. Thanh toán bằng tiền mặt là việc chi trả tiền hàng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng đồng tiền do ngân hàng quốc gia phát hành Ở Việt Nam thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bởi đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và bắt buộc lưu thông đó là Đồng Việt Nam (VND) 1.2. Nội dung thanh toán bằng tiền mặt Khi thanh toán bằng tiền mặt thì tiền mặt vận động trong lưu thông để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, được diễn ra trong phạm vi sau: - Tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện mua bán nhỏ, lẻ, giá trị thanh toán mỗi lần không lớn như DN trả tiền chi phí dịch vụ mua ngoài, trả lương cho công nhân viên, cá nhân tiêu dùng hàng ngày... - Tại các ngân hàng cơ sở, hoạt động thu chi tiền mặt đối với khách hàng cũng diễn ra thường xuyên: Các tổ chức kinh tế, cá nhân thường chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng cho nhu cầu của họ, số còn lại họ gửi vào ngân hàng, và khi phát sinh nhu tiền mặt họ lại đến ngân hàng để rút tiền. - Thanh toán tiền mặt trong hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng khi có nhu cầu tiền mặt thì không trực tiếp thu- chi tiền mặt cho nhau mà phải thông qua ngân hàng trung ương. 55 - Mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân cũng có một phần được thực hiện bằng tiền mặt như: doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, lệ phí, phí cho Nhà nước; Nhà nước trả lương cho công chức, thưởng cho người dân có thành tích... 1.3. Ưu nhược điểm của thanh toán tiền mặt a. Ưu điểm Thanh toán bằng tiền mặt đảm bảo thoả mãn các giao dịch thường xuyên hàng ngày có giá trị nhỏ của doanh nghiệp, dân cư mà nếu dùng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục nên kém hiệu quả. b. Nhược điểm: - Chi phí để tổ chức sự vận động của tiền tệ dưới hình thức này rất tốn kém như: chi phí in ấn một số lượng tiền mặt cho lưu thông, chi phí bảo quản vận chuyển, chi phí điếm tiền khi giao nhận.. - Nhà nước kho giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chu chuyển hàng hoá, bởi vì phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. 2. Thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng tại ngân hàng dưới sự kiểm soát của ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. Hiện nay Thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế- tài chính đối nội cũng như đối ngoại và được coi là hình thức thanh toán mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. 2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt là việc dùng tiền ghi sổ để thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người trả tiền sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau mà không cần phải sử dụng đến tiền mặt. - Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính - tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự có mặt rộng khắp của hệ thống ngân hàng, với sự ứng dụng của kỹ thuật tin học hiện đại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và áp dụng cách trả tiền thông qua 56 trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng một cách thuận tiện an toàn và tiết kiệm. - Thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh sự vân động của vật tư hàng hoá. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước cũng như ở nước ngoài tăng nhanh, tất yếu cần có một cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức vận động này của tiền là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng chu chuyển tiền tệ. Hình thức này được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính đối nội cũng như đối ngoại và được coi là hình thức thanh toán mang lại hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. 2.3. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt a. Thứ nhất, mỗi một khoản thanh toán phải đảm bảo có ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán. - Người trả tiền có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người đóng thuế, người trả nợ hoặc là người có ý định chuyển quyền sở hữu một khoản tiền nào đó. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết tài chính - tiền tệ Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ Kế toán doanh nghiệp Thanh toán không dùng tiền mặt Hệ thống tài chính Ngân sách Nhà nước Thị trường tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
2 trang 517 13 0
-
2 trang 353 13 0
-
3 trang 305 0 0
-
293 trang 302 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 254 0 0 -
51 trang 247 0 0
-
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 238 0 0 -
5 trang 228 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0