Danh mục

Giáo trình Mạng máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Tiếp phần 1, Giáo trình Mạng máy tính phần 2 trình bày một trong những hệ điều hành mạng thông thường nhất hiện đang dùng trong thực tế: hệ điều hành mạng Windows 2000 Server. Ngoài phần giới thiệu chung, tài liệu còn hướng dẫn cách thức cài đặt và một số kiến thức liên quan đến việc quản trị tài khoản người dùng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Mạng máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội Chƣơng 5 Các bộ giao thức 5.1 Các mô hình và giao thức 5.1.1. Giới thiệu chung Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất của bộ giao thức TCP/IP. Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. IP là giao thức cung cấp dịch vụ phân phát datagram theo kiểu không liên kết và không tin cậy nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu, không đảm bảo rằng IP datagram sẽ tới đích và không duy trì bất kỳ thông tin nào về những datagram đã gửi đi. Khuôn dạng đơn vị dữ liệu dùng trong IP được thể hiện trên hình vẽ . Hình 5- 1: Khuôn dạng dữ liệu trong IP Ý nghĩa các tham số trong IP header: − Version (4 bit): chỉ phiên bản (version) hiện hành của IP được cài đặt. − IHL (4 bit): chỉ độ dài phần header tính theo đơn vị từ (word - 32 bit) − Type of Service (8 bit): đặc tả tham số về yêu cầu dịch vụ − Total length (16 bit): chỉ độ dài toàn bộ IP datagram tính theo byte. Dựa vào trường này và trường header length ta tính được vị trí bắt đầu của dữ liệu trong IP datagram. − Indentification (16 bit): là trường định danh, cùng các tham số khác như địa chỉ nguồn (Source address) và địa chỉ đích (Destination address) để định danh duy nhất cho mỗi datagram được gửi đi bởi 1 trạm. Thông thường phần định danh (Indentification) được tăng thêm 1 khi 1 datagram được gửi đi. 57 − Flags (3 bit): các cờ, sử dụng trong khi phân đoạn các datagram. Bit 0: reseved (chưa sử dụng, có giá trị 0) bit 1: ( DF ) = 0 (May fragment) = 1 (Don‟t fragment) bit 2 : ( MF) =0 (Last fragment) =1 (More Fragment) − Fragment Offset (13 bit): chỉ vị trí của đoạn phân mảnh (Fragment) trong datagram tính theo đơn vị 64 bit. − TTL (8 bit): thiết lập thời gian tồn tại của datagram để tránh tình trạng datagram bị quẩn trên mạng. TTL thường có giá trị 32 hoặc 64 được giảm đi 1 khi dữ liệu đi qua mỗi router. Khi trường này bằng 0 datagram sẽ bị hủy bỏ và sẽ không báo lại cho trạm gửi. − Protocol (8 bit): chỉ giao thức tầng trên kế tiếp − Header checksum (16 bit): để kiểm soát lỗi cho vùng IP header. − Source address (32 bit): địa chỉ IP trạm nguồn − Destination address (32 bit): địa chỉ IP trạm đích − Option (độ dài thay đổi): khai báo các tùy chọn do người gửi yêu cầu, thường là:  Độ an toàn và bảo mật,  Bảng ghi tuyến mà datagram đã đi qua được ghi trên đường truyền,  Time stamp,  Xác định danh sách địa chỉ IP mà datagram phải qua nhưng datagram không bắt buộc phải truyền qua router định trước,  Xác định tuyến trong đó các router mà IP datagram phải được đi qua. 5.1.2. Các giao thức.  Giao thức có khả năng định tuyến: Là các giao thức cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn có qui mô lớn hơn  Ví dụ, các giao thức có khả năng định tuyến là: TCP/IP, SPX/IPX  Giao thức không có khả năng định tuyến: Ngược với giao thức có khả năng định tuyến, các giao thức này không cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn. 58  Ví dụ về giao thức không có khả năng định tuyến là : NETBEUI Hiện có 3 loại giao thức thường hay sử dụng: - TCP/IP - SPX/IPX (Novell Netware) - Microsoft Network - Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) TCP/IP được thiết kế hoàn toàn độc lập với các phương pháp truy cập mạng, cấu trúc gói dữ liệu (data frame), môi trường truyền, do đó mà TCP/IP có thể dùng để liên kết các dạng mạng khác nhau như mạng LAN Ethernet, LAN Token Ring hay các dạng WAN như: Frame Relay, X.25 TCP/IP là một lớp các giao thức ( protocol stack) bao gồm các giao thức sau: + FTP (File Transfer Protocol): FTP cung cấp phương pháp truyền nhận file giữa các máy với nhau, nó cho phép người sử dụng có thể gởi một hay nhiều file từ máy mình lên hệ thống bất kỳ (upload) và nhận một hay nhiều file từ một hệ thống bất kỳ về máy mình (download) +Telnet: Với Telnet, người sử dụng có thể kết nối vào các hệ thống ở xa thông qua mạng Internet +SMTP (Simple Mail Transfer protocol): Là giao thức cho phép thực hiện dịch vụ truyền nhận mail trên mạng Internet. Hình So sánh giao thức TCP/IP với mô hình OSI Hình 5- 2: So sánh giao thức TCP/IP với mô hình OSI 59 + TCP và UDP: Hai giao thức này đóng vai trò của tầng transport, có trách nhiệm tạo liên kết và dịch vụ kết nối dữ liệu (datagram communication service). TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức chuyển giao chính trong TCP/IP. TCP cung cấp một đường truyền có độ tin cậy cao, là liên kết có định hướng (connection oriented protocol), khôi phục các gói dữ liệu bị mất trong qúa trình truyền. Quá trình truyền dữ liệu theo TCP là các byte, gói dữ liệu TCP bao gồm các thông tin sau Thông tin Chức năng Source Port Thông tin về địa chỉ cổng (port) của máy gởi Destination port Thông tin về port của máy nhận Chỉ số thứ tự Chỉ số thứ tự tính từ byte đầu tiên trong dữ liệu TCP ACK Chỉ số byte mà người gởi nhận được từ người nhận Window Bộ đệm dữ liệu cho TCP TCP Checksum Xác định tính toàn vẹn dữ liệu trong TCP header và TCP data Một số port TCP thông dụng Số port Dịch vụ 20 FTP ( Data) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: