Danh mục

Giáo trình Máy CD/VCD: Phần 2 - CĐ Nghề Đắk Lắk

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Máy CD/VCD: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Mạch điều khiển hệ thống (CPU SYSTEM); Mạch hiển thị; Mạch giải mã nén tín hiệu hình (MPEG – VDEO Decoder); Giải mã tín hiệu RGB VÀ VIDEO.AMP; Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - audio Decoder); Bộ nhớ ram và rom trong máy CD/VCD;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Máy CD/VCD: Phần 2 - CĐ Nghề Đắk Lắk -94- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 14: Mạch điều khiển hệ thống (CPU SYSTEM) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch điện điều khiển hệ thống (CPU) dùng trong các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển hệ thống (CPU) của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển hệ thống (CPU). - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU). - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển hệ thống (CPU). Nội dung chính: 14.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển hệ thống (CPU): (Hình 14.1) Do bài học chỉ viết cho cấp độ công nhân nên sơ đồ khối chức năng bên trong sẽ không trình bày (nếu muốn hiểu sâu, học module Kỹ thuật vi xử lý), chỉ trình bày sơ đồ khối dạng tóm tắt tổng quát các tín hiệu liên lạc vào/ ra và các tín hiệu quang trọng đảm bảo cho mạch điều khiển hệ thống hoạt động. Hình 14.1 - Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống 14.2. Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU) (Hình 14.2) Để có cái nhìn bao quát, tổng thể cho một hệ thống điều khiển dùng trong máy CD/VCD, chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch CPU và các mạch chức năng khác trong máy, nhiệm vụ của chúng là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? -95- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 14.2.1. Nhóm tín hiệu đảm bảo cho CPU hoạt động: - Nguồn cấp (+5V) và Mass (Vss) : Cấp nguồn nuôI và đất cho IC vi xử lý hoạt động. - Tín hiệu RESET : Reset được sử dụng để đặt lại toàn bộ các trạng thái của vi xử lý tại thời điểm bắt đầu cấp Điện cho máy bằng cách tạo một mức thấp đột biến ở ngõ vào khối vi xử lý. Người ta có thể tạo xung Reset bằng IC (Hình 14.2.a). hoặc bằng Transistor rời bên ngoài. (Hình 14.2b). Hình 14.2a - Mạch RESET dùng IC Hình 14.2b - Mạch RESET dùng Transistor rời bên ngoài Hoạt động của mạch RESET dùng transistor như sau: Khi mới cấp Điện, tụ C bắt đầu nạp, áp tại cực B/Q1 thấp -> Q1 tắt, Q2 dẫn ngõ ra mức thấp. Khi tụ C nạp đầy, điện áp cực B/Q1 tăng cao ,Q1 dẫn và Q2 tắt, ngõ ra mức cao. Xuất hiện xung Reset cấp cho IC - CPU. - Khối tạo xung đồng hồ (OSC) : Khối dao động tạo xung đồng hồ (clock) kết nối với thạch anh dao động (Hình 14.3) hoặc mạch dao động rời bên ngoài (Hình 14.4), nó có nhiệm vụ tạo xung nhịp cấp cho các mạch số bên trong IC vi xử lý. Hình 14.3 - Mạch tạo xung Clock dùng thạch anh Hình 14. 4 - Mạch dao động rời bên ngoài 14.2.2. Nhóm tín hiệu điều khiển từ bàn phím (Key) và từ điều khiển từ xa (Remote Control): a. Các tín hiệu điều khiển từ bàn phím (Key): Đây là các tín hiệu được cung cấp từ bàn phím trước mặt máy do người sử dụng điều khiển cho mạch điều khiển hệ thống, nhằm thực hiện các chức năng như lệnh Play/Stop, dò nhanh… Trong máy CD/ VCD, hệ thống phím liên lạc với CPU dưới dạng ma trận (Hình 14.5)hoặc dưới dạng dạng cầu phân áp (Hình 14.6) được thể hiện như sau : - Bàn phím dạng ma trận: (Hình 14.5) -96- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 14.5 - Hệ thống phím ấm dạng dạng ma trận Nguyên lý hoạt động: Khi bấm một phím lệnh, xung lệnh tại một ngõ Key Out sẽ nối vớí một ngõ Key In tương ứng. Bằng phương thức này, nếu thiết kế n ngõ Key Out và m ngõ Key In thì số phím lệnh thực hiện tương ứng sẽ là (m x n). Như ở Hình 14.5, ta dễ dàng thấy được số lệnh điều khiển ở khối vi xử lý sẽ là 4 x 4 = 16 lệnh phân biệt. Trong máy CD/ VCD , người ta thường bố trí các phím lệnh như sau : - OPEN/CLOSE : Lệnh nạp đĩa vào máy hoặc lấy đĩa ra khỏi máy. - SKIP : Nhảy đến vị trí bản nhạc cần chọn. - SEARCH: Dò đến đoạn nhạc cần chọn. - PROGRAM : Chọn bài theo chương trình. Ví dụ: Một đĩa CD/ VCD có nội dung là 12 bản nhạc, ta thích nhất là 3 bản nhạc theo thứ tự là 2, 4, 6, bạn bấm các số 2, 4, 6, trên hệ thống phím lệnh sau đó bấm Program. Lúc này máy CD/ VCD chỉ phát các bản nhạc theo thứ tự 2, 4, 6, - REPEAT : Lặp lại một bản nhạc. Thí dụ : Khi nhìn vào List” nhạc in sẳn trên vỏ hộp CD/ VCD , ta thích bản nhạc số 2, ta muốn máy của ta chỉ phát bản nhạc số 2 nhiều lần - bấm số 2” sau đó bấm REPEAT. - PLAY (Δ) : phát lại chương trình - STOP ( ) : Ngưng chương trình - PAUSE (II) : Tạm ngưng chương trình - F.F (> >) : Dò tới nhanh. (Fast Foward). - REW (< < ) : Dò lui nhanh (Rewind) - DISC CHANGE: Đổi đĩa, được dùng trong máy có khả năng chứa nhiều đĩa, khi bấm Disc Change, hệ cơ sẽ chuyển vị trí cần đọc đến cụm quang học để phát lại chương trình trên đĩa đó. Đồng thời, ở mặt trước của máy có hiển thị vị trí của đĩa. - Bàn phím ấn dạng cầu phân áp: ( Hình 14.6) Hình 14.6 - Hệ thống phím ấn dạng cầu phân áp -97- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động: Thông qua cầu phân áp mà tương với mỗi phím lệnh được ấn sẽ có các mức điện áp khác nhau đưa vào chân Key in tương ứng. Do đó, sẽ có các lệnh khácnhau. b. Tín hiệu điều khiển từ xa (Remote Control): Đây là tín hiệu điều khiển thực hiện các lệnh như các tín hiệu từ bàn phím, nhưng có khác là các tín hiệu này được thực hiện thông qua bộ điều khiển từ xa (biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tương ứng) cấp cho mạch CPU tại chân R/C. Đây là chuỗi dữ liệu nối tiếp. Thông thường khối giải mã hồng ngoại được bố trí ngay bên trong CPU. Để nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa tới, người ta sử dụng bộ thu tín hiệu hồng ngoại (IR Receiver). Mô hình mạch được có thể tóm tắt như sau (Hình 14.7): ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: