Danh mục

Giáo trình Môi trường học cơ bản - GS. TSKH Lê Huy Bá

Số trang: 140      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.73 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường là vấn đề nóng bỏng, sinh thái, tài nguyên môi trường đã và đang bị phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày, từng giờ với tốc độ thoái hóa nhanh chóng. Giáo trình môi trường học cơ bản gồm 6 chương trình bày tổng quan về tài nguyên và môi trường, môi trường đất, sơ lược về môi trường nước; cấp nước; nước thải thành phố, môi trường không khí - khí hậu, rác - các biện pháp xử lý và môi trường biển giàu tiềm năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Môi trường học cơ bản - GS. TSKH Lê Huy Bá GIÁO TRÌNH MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN LỜI NHÀ XUẤT BẢN Môi trường là vấn đề nóng bỏng. Sinh thái, tài nguyên môi trường đã và đang bị phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày, từng giờ với tốc độ thoái hóa nhanh chóng. Để phát triển kinh tế vũng chắc thì bảo vệ môi trường lâu bền. Điều tiên quyết để bảo vệ môi trường đúng hướng, khoa học là phải hiểu biết cơ bản về môi trường. Vì vậy, cuốn sách “môi trường” của TS. Lê huy Bá biên soạn là một sự cần thiết và kịp thời, đáp ứng phần nào bức xúc hiện nay. Với kinh nghiệm qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về môi trường, bằng những liên hệ thực tế sinh động, cuốn sách “Môi trường” của TS. Lê Huy Bá sẽ giúp bạn đọc có những hiểu biết thiết yếu về môi trường và bảo vệ môi trường. Đối tượng phục vụ của các sách là đông đảo quần chúng nhân dân muốn hiểu biết về môi trường, đồng thời là tài liệu tham khảo, học tập cho cán bộ khoa học và sinh viên các nghành có liên quan đến môi trường học. GIÁO TRÌNH LƢU HÀNH NỘI BỘ TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH Giáo trình – Môi trường học cơ bản – GS. TSKH Lê Huy Bá 1 CHƢƠNG I MÔI TRƢỜNG, NHỮNG ĐIỀU CẨN BIẾT (NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƢỜNG) Hiện nay vấn đề môi trƣờng trở nên vấn đề cấp bách, không chỉ của một nƣớc mà của tất cả các nƣớc trên thế giới; cũng không chỉ riêng cho các nhà khoa học về môi trƣờng mà của tất cả mọi ngƣời, không trừ một ai. Thế nhƣng không phải tất cả điều đã nhận thức đƣợc đúng về môi trƣờng. Thông tin đại chúng và dƣ luận chú ý và nói nhiều về chất thải, khói bụi, nƣớc bẩn nhƣ là môi trƣờng. Đúng, đó là môi trƣờng, nhƣng đó chỉ mới là một thành phần của vệ sinh môi trƣờng mà thôi. Nó chƣa đủ, môi trƣờng là một lĩnh vực rộng lớn hơn nhiều. Thuật ngữ “Môi trƣờng”, “bảo vệ môi trƣờng”, “ô nhiễm môi tƣờng”, “tài nguyên môi trƣờng”, “đa dạng sinh học”, “tam giác dân số”, “ đánh giá tác động môi trƣờng”, “quản trị môi trƣờng”, … đƣợc sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp việc hiểu và sử dụng các khái niệm, các thuật ngữ này còn bị hạn chế, đôi lúc còn nhầm lẫn. Bởi thế trong chƣơng này chúng tôi muốn đề cập đến một số khái niệm cơ bản về môi trƣờng học, đển góp phần nhỏ vào việc hiểu biết môi trƣờng. 1.1. MÔI TRƢỜNG LÀ GÌ? Môi trƣờng, tiếng Anh: “environment”, tiếng Đức “umwelt”, tiếng Trung Quốc “hoàn cảnh”. Một số định nghĩa của một số tác giả có thể tham khảo: Masn và langenhim, 1957, cho rằng môi trƣờng là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hƣởng đến sinh vật. Ví dụ một bông hoa mọc trong rừng, nó chịu tác động của các điều điều kiện nhất định nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất, các khoán chất trong đất,… Nghĩa là toàn bộ các vật chất có khả năng gây ảnh hƣởng trong quá trình tạo thành bông hoa, kể cả những thú rừng, những cây cối bên cạnh. Các điều kiện môi trƣờng đã quyết định sự phát triển của sinh vật. Một số tác giả khác nhƣ Joe Whiteney, 1993, địng nghĩ môi trƣờng đơn giản hơn: “Môi trƣờng là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hƣởng đến sự tồn tại của con ngƣời nhƣ: đất, nƣớc, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozone, sự đa dạng các loài. Các tác giả Trung Quốc, Lƣơng Tử Dung, Vũ Trung Ging cho rằng:” Môi trƣờng là hoàn cảnh sống sinh vật, kể cả con ngƣời, mà con ngƣời và sinh vật đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó”. Nhà bác học vĩ đại Anhstanh cho rằng, “môi trƣờng là tất cả những gì ngoài tôi ra”. Ở Việt Nam tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thi rạng” hay “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” với một phƣơng tiện nào đó cũng biểu hiện tính chất của sinh thái môi trƣờng. Chƣơng trình môi trƣờng của UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng các thể hay cả cộng đồng”. theo từ điển môi trƣờng (Dictionary of environment) của Gurdey Rej (1981) và cuốn Encyclopedia of environment Science and Engineering” của Sybil và các cộng sự khác, “môi trƣờng là hoàn cảnh vật lý, hóa học và sinh học bao quanh sinh vật, đó gọi là môi trƣờng bên ngoài. Còn các điều kiện, hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học trong cơ thể gọi là môi trƣờng bên trong. Dịch bào bao quanh tế bào, thì dịch bào là môi trƣờng của tế bào cơ thể”. Theo từ điển bách khoa Larouse, thì môi trƣờng đƣợc mở rộng hơn “là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố chịu ảnh hƣởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính tổng quát hoặc chi tiết nhƣ luật hấp dẫn vũ trụ, năng lƣợng phát xạ, ...

Tài liệu được xem nhiều: