Danh mục

Giáo trình môn học Tin học (Trình độ cao đẳng): Phần 2

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.50 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình môn học Tin học (Trình độ cao đẳng) gồm có 6 chương. Phần 2 gồm 3 chương với những nội dung chính sau: Sử dụng bảng tính cơ bản, sử dụng trình chiếu cơ bản, sử dụng internet cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn học Tin học (Trình độ cao đẳng): Phần 2 CHƯƠNG IV. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN MỤC TIÊU Học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; về sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2019; - Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel 2019 để tạo bảng tính, trang tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để tính toán các bài toán thực tế. 4.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook) 4.1.1. Khái niệm bảng tính Bảng tính (Workbook) là tập tin của Microsoft Excel có phần mở rộng là *.XLSX. Mỗi Workbook có thể tạo nhiều trang tính (Worksheet), mỗi trang tính có tên phân biệt. Bảng tính có tối đa 255 trang tính (sheet) Trang tính – Worksheet (sheet) - Sheet được tạo bởi các dòng (row) và các cột (column). - Phần giao nhau của các dòng và cột là các ô (cell). - Một sheet có: + 16384 cột được đánh A, B, C, ..., AA, BB, ..., XFD + 1048576 dòng được đánh số 1, 2, ..., 1048576 - Địa chỉ tương đối: Các dòng và cột tham chiếu sẽ thay đổi khi chúng ta sao chép hoặc di dời công thức đến vị trí khác. Ví dụ: A2:C7, D4 . - Địa chỉ tuyệt đối: Các dòng và cột tham chiếu không thay đổi khi ta di dời hay sao chép công thức. Ví dụ $A$2:$C$7, $D$4 4.2.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường Bước 1: Nhập và định dạng dữ liệu vào bảng tính; Bước 2: Tính toán trên dữ liệu bằng cách áp dụng các phép tính, biểu thức, hàm; Bước 3: In bảng tính. 179 4.2. Sử dụng Microsoft Excel 4.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel 4.2.1.1. Mở, đóng phần mềm - Khởi động • Cách 1: Nhấp chuột vào biểu tượng trên desktop • Cách 2: Chọn Start → Micrsoft Office → Excel 2019 - Thoát khỏi chương trình • Nhấp chuột vào nút ở góc trên cùng bên phải để thoát khỏi Excel. 4.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel Tab Bar (Thanh tab) Title Bar (Thanh Ribbon (Thanh Formula bar (Thanh tiêu đề) chứa các Group công thức) công cụ) Sheet Tab (Chứa các Vùng làm việc sheet trong workbook) Hình 4.1. Giao diện Microsoft Excel 2019 4.2.2. Thao tác trên tập tin bảng tính 4.2.2.1. Mở tập tin bảng tính Từ tab File → Open (hoặc Ctrl + O). Hoặc Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh Customize Quick Access Toolbar xuất hiện hộp thoại 180 Chọn folder Gõ tên tập tin Chọn Open Hình 4.2. Hộp thoại mở tập tin 4.2.2.2. Lưu bảng tính Từ tab File → Save (hoặc Ctrl + S). Hoặc Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh Customize Quick Access Toolbar xuất hiện hộp thoại Chọn folder Gõ tên tập tin Hình 4.3. Hộp thoại lưu bảng tính 181 4.2.2.3. Đóng bảng tính Từ tab File → Close ( Ctrl + F4) 4.3. Thao tác với ô 4.3.1. Các kiểu dữ liệu 4.3.1.1. Kiểu dữ liệu số (Number) Bao gồm các ký số từ 0 - 9, dấu (), $, %, ... Khi được nhập vào hợp lệ, số sẽ mặc nhiên canh phải trong ô. Nếu chiều rộng cột không đủ để hiển thị hết con số thì Excel sẽ hiển thị số theo dạng khoa học (Ví dụ: 1.259E+08) hoặc hiển thị các dấu “#”, trong trường hợp này ta phải mở rộng cột cho đến khi số hiển thị đầy đủ. Chú ý: Khi nhập một dữ liệu kiểu số ta không cần phải nhập dấu phân cách hàng ngàn nhưng phải nhập dấu phân cách thập phân. Ví dụ: ta chỉ cần nhập 37923.87 sau khi định dạng số sẽ tự động đổi thành 37,923.87. 4.3.1.2. Dữ liệu kiểu ngày, giờ ( Date/Time) Thực chất là kiểu số chỉ số thứ tự từ ngày 01/01/1900 trở đi. Phải nhập ngày và giờ theo đúng dạng đã chọn trong Control Panel của Windows. 4.3.1.3. Dữ liệu kiểu Logic Gồm các giá trị: TRUE, FALSE. Dữ liệu kiểu chuỗi (Text) Bao gồm các ký tự từ: A - Z, a - z, 0 - 9, khoảng trắng và một số ký hiệu khác. Nếu dữ liệu nhập vào có số và chữ lẫn lộn thì Excel hiểu ngầm là kiểu chuỗi. Khi nhập vào, dữ liệu kiểu chuỗi sẽ mặc nhiên được canh trái. Nếu một chuỗi cụ thể nào đó được dùng trong công thức thì phải đặt chúng trong cặp dấu ngoặc kép. Ví dụ: “lớp 11B8”. 4.3.2. Cách nhập dữ liệu - Bước 1: Chọn ô cần nhập liệu. - Bước 2: Nhập nội dung. - Bước 3: Nhấn Enter hoặc các phím di chuyển trong ô. 4.3.3. Chỉnh sửa dữ liệu 4.3.3.1. Xoá dữ liệu - Bước 1: Chọn ô, vùng cần xoá nội dung. - Bước 2: Nhấn phím Delete. Ngoài ra, còn có các lệnh xoá khác: - Tab Home → Clear → All: xoá tất cả - Tab Home → Clear → Formats: chỉ xoá định dạng - Tab Home → Clear → Contents: chỉ xoá nội dung 182 - Tab Home → Clear → Comments: chỉ xoá ghi chú 4.3.3.2. Khôi phục dữ liệu - Hủy lệnh (Undo), phục hồi lệnh (Redo), lặp lại lệnh sau cùng Huỷ lệnh Phục hồi ...

Tài liệu được xem nhiều: