Thông tin tài liệu:
Giáo trình môn Luật lao động có kết cấu nội dung gồm 13 chương, trình bày về: khái quát chung về luật lao động, quan hệ pháp luật lao động, địa vị pháp lý của công đoàn, thỏa ước lao động tập thể, việc làm và học nghề,...Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn Luật lao động
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
Đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật là một hoặc một nhóm những quan
hệ xã hội cùng loại. Luật lao động là một ngành luật độc lập điều chỉnh quan hệ lao
động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan
hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
1. Quan hệ lao động
- Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động.
Quan hệ lao động xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người.
- Quan hệ lao động tồn tại phụ thuộc vào một hình thái kinh tế xã hội nhất
định. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội có một kiểu tổ chức lao động phù hợp, trong đó
có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng với nó. Song bất kỳ hình thái kinh tế
xã hội nào, quan hệ lao động đều có những yếu tố giống nhau như :
+ Thu hút con người tham gia lao động
+ Phân công và hiệp tác lao động
+ Đào tạo và nâng cao trình độ lao động
+ Các biện pháp duy trì kỷ luật lao động
+ Các biện pháp bảo đảm điều kiện lao động
+ Phân phối sản phẩm lao động.
+ Tái sản xuất sức lao động
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại nhiều loại quan hệ lao
động. Các loại quan hệ này đa dạng đan xen nhau mà luật lao động không thể điều
chỉnh tất cả các quan hệ lao động được. Có ba loại quan hệ lao động tiêu biểu
• Nhóm thứ nhất : Quan hệ lao động trong các cơ quan nhà nước . Nhóm quan
hệ này bao gồm các công chức, viên chức Nhà nước, các chức vụ do bầu cử, bổ
nhiệm, lực lượng vũ trang nhân dân. Với tư cách là công chức Nhà nước, những người
làm việc trong các cơ quan nhà nước vừa là người lao động, vừa là người đại diện cho
quyền lực nhà nước. Đặc điểm này do chính yêu cầu khách quan của việc tổ chức và
điều hành bộ máy Nhà nước, do vậy việc thực hiện quan hệ lao động trong cơ quan
nhà nước phải theo chế độ riêng từ tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng thưởng đến kỷ luật.
Loại quan hệ này được xác lập trên cơ sở tuyển dụng bằng một quyết định có tính
chất hành chính và chế độ làm việc, tiền lương của người lao động đều do Nhà nước
trực tiếp qui định. Nhóm quan hệ này thuộc đối tượng ngành luật Hành chính điều
chỉnh.
• Nhóm thứ hai : Quan hệ lao động trong các hợp tác xã.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi
ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật. Quan
hệ lao động giữa xã viên với hợp tác xã hình thành không phải bằng con đường tuyển
dụng hay ký kết hợp đồng lao động mà bằng con đường gia nhập và kết nạp thành
viên. Xã viên góp vốn trong hợp tác xã là chủ sở hữu đối với tài sản, có quyền trực
tiếp sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ của
hợp tác xã. Xã viên có quyền bàn bạc thảo luận trong Đại hội xã viên các vấn đề về
sử dụng tài sản, phân chia thu nhập của hợp tác xã. Xã viên có quyền ngang nhau trong
biểu quyết kể cả vốn nhiều hay ít. Xã viên có quyền ngang nhau trong việc quản lý,
kiểm tra giám sát Hợp tác xã. Như vậy, có thể nói quan hệ trong Hợp tác xã là một
tổng thể tổng hợp không tách rời giữa quan hệ lao động với quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý và quan hệ phân phối. Quan hệ này do Luật Hợp tác xã điều chỉnh.
• Nhóm thứ ba : Quan hệ lao động được thiết lập thông qua giao kết hợp
đồng lao động. Trong quan hệ này người lao động chỉ là người bán sức lao động bị
phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ
người sử dụng lao động nào mà pháp luật không cấm. Người lao động sử dụng sức
lao động là phương tiện đảm bảo cho cuộc sống của mình nhưng họ không bao giờ
được quyết định các vấn đề quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp, đơn vị
mặc dù họ có quyền tham gia vào một số lĩnh vực trong quản lý, kinh doanh.
+ Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, đơn vị có quyền quản lý điều
hành đơn vị, có quyền tuyển chọn, sử dụng lao động và trả công cho người lao động.
Người sử dụng lao động có toàn quyền trong việc tăng giảm lao động căn cứ theo nhu
cầu của doanh nghiệp, đơn vị. Giữa người sử dụng lao động và người lao động được
gắn kết bằng việc mua bán sức lao động. Theo đó, sức lao động được coi là một loại
hàng hoá mang tính chất đặc biệt. Quan hệ mua bán sức lao động xuất hiện trên cơ sở
ý chí tự nguyện của người lao động và người sử dụng lao động và nó luôn mang màu
sắc của quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
+ Có thể nói, quan hệ lao động được hình thành thông qua hình thức giao kết
hợp đồng được xem là loại quan hệ đặc biệt và tiêu biểu trong nền kinh tế thị trường.
Quan hệ này có các đặc điểm sau:
* Về chủ thể: Một bên là người lao động làm công ăn lương và một bên là
người sử dụng lao động.
* Về đối tượng : Các bên thực hiện quan hệ lao động thông qua việc mua và
bán sức lao động.
* Về cơ sở phát sinh quan hệ: Quan hệ này được thiết lập thông qua việc giao
kết hợp đồng lao động.
Quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh bao gồm :
ồ Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước ( kinh tế tư nhân,
kinh tế tập thể, tổ chức chính trị và chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước, hộ gia
đình).
đ Quan hệ lao động giữa người lao động không phải là các nhân viên nhà nước
( điều 4 Bộ luật lao động ) với các cơ quan nhà nước ( cơ quan nhà nước, đơn vị hành
chính sự nghiệp ).
ệ Quan hệ lao động giữa người lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài.
ớ Quan hệ lao động giữa người nước ngoài với các tổ chức, cá nhân được phép
sử dụng lao động là người nước ngoài.
ớ Quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng lao động được ký kết với người sử dụng lao động Việt Nam hoặc
nước ngoài.
Ngoài các quan hệ ...