Danh mục

Giáo trình Nghề giáo viên mầm non: Phần 2 - NXB ĐH Huế

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 887.16 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nghề giáo viên mầm non - Phần 2 giới thiệu về Nhân cách và nghề giáo viên mầm non. Trong đó nội dung trình bày cụ thể về: Nhân cách của người giáo viên mầm non, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, hoạt động học tập và rèn luyện hình thành nhân cách của người giáo viên mầm non, bài tập thực hành về xử lí tình huống sư phạm trong trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nghề giáo viên mầm non: Phần 2 - NXB ĐH HuếChương 2: NHÂN CÁCH VÀ NGHỀ GIÁO VIÊN MẦM NON1. NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON Sau khi nghiên cứu đối tượng và đặc thù lao động của giáo viên mầm non, chúng ta có nhữngcăn cứ để phác thảo mô hình nhân cách người giáo viên mầm non. Để nói về nhân cách giáo viên mầm non, trước hết chúng ta cần xem xét về nhân cách ngườigiáo viên nói chung. Nhiều nhà tâm lí, nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đã đ-ưa ra các quan điểm khác nhau về mô hình nhân cách người giáo viên, nhưng tựu chung lại, các nhàkhoa học đều nhất trí rằng, nhân cách nghề nghiệp nói chung hay nhân cách người giáo viên nóiriêng là tổ hợp những phẩm chất đạo đức và năng lực (bao gồm kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp)có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả lao động trong quá trình hành nghề. Tất nhiên, nhân cáchnghề nghiệp nói chung, nghề sư phạm nói riêng, không tách bạch với nhân cách chung của một conngười với tư cách là một công dân. Tuy nhiên, nhân cách nghề nghiệp vừa là một chỉnh thể cácthuộc tính tâm lý ổn định, vừa là một cấu trúc cá biệt tạo nên những đặc điểm nhân cách khác nhaucủa mỗi người trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp riêng và trong suốt quá trình hành nghề. Năng lực của con người là có đủ khả năng làm được một cái gì đó. Nói một cách khoa học,năng lực là tổng thể những thuộc tính độc đáo của một cá nhân phù hợp với một hoạt động nhấtđịnh và làm cho hoạt động đó đạt hiệu quả. Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí cá nhân của nhân cách đáp ứng các yêucầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạtđộng ấy. Năng lực sư phạm là khả năng của người giáo viên có thể làm được những công việc củahoạt động sư phạm. Giáo viên có năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biếtvà kĩ năng nhất định để làm được công việc giáo dục học sinh của mình, ví như giáo viên mầm noncó năng lực thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Một quan niệm khác cho rằng, phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non gồm 3 mặtchính : Tri thức, biết cách làm và biết cách làm người. Về bản chất thì quan niệm này đã bao hàmhầu hết các mặt về phẩm chất và năng lực cần có ở người giáo viên. Năng lực giảng dạy là có đủ khả năng thực hiện các hoạt động giảng dạy và giáo dục có hiệuquả và có chất lượng cao. Năng lực này được bộc lộ trong hoạt động giảng dạy và gắn với một số kĩnăng tương ứng. Năng lực bao gồm kiến thức và kĩ năng nghề là sản phẩm của quá trình đào tạonghề ở trường sư phạm và tiếp tục phát triển trong quá trình làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Khiđược nâng lên một mức độ cao hơn thì năng lực trở thành sự tinh thông nghề. Căn cứ vào cấu trúc nhân cách chung, nhân cách nghề nghiệp và đặc trưng chung của nghềsư phạm trong quá trình giáo dục con người, cấu trúc nhân cách của người giáo viên được xác địnhtrong ba thành phần cơ bản là: - Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp ; - Kiến thức nền chung, trong đó có kiến thức về nghề. - Kĩ năng nghề nghiệp. Ba thành phần này được thống nhất với nhau tạo thành một nhân cách trọn vẹn của ngườigiáo viên. 48 Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề giáo viên Nhân cách nghề giáo viên Kiến thức nền Kỹ năng nghề chung và chuyên giáo viên môn nghề giáo viên Sơ đồ 2.1. Mô hình nhân cách người giáo viên Nhân cách của người giáo viên, một phần được hình thành trước khi học nghề (là những tiềnđề cho việc hình thành nhân cách người giáo viên cũng như những yếu tố có sẵn giúp cho việc làmnghề giáo viên thành công), tiếp tục được hình thành và phát triển một cách có hệ thống trong quátrình học nghề (kiến thức và kĩ năng nghề được hình thành và phát triển trong quá trình học tập ởtrường sư phạm) và tiếp tục được củng cố, tiến triển một cách ổn định, vững chắc trong quá trìnhlàm nghề trong lĩnh vực giáo dục. Nhân cách của người giáo viên mầm non cũng được thống nhất với mô hình nhân cách củangười giáo viên chung. Do vị trí và đặc thù lao động của giáo viên mầm non làm việc với trẻ nhỏ,nên các yêu cầu cụ thể trong từng thành phần cấu trúc nhân cách của giáo viên mầm non có nhữngnét riêng biệt. Cụ thể trong phần phác thảo cấu trúc nhân cách người giáo viên mầm non dưới đâybao gồm: Phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non. Trong trường mầm non, giáo viên là tấm gương sáng và có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trẻem luôn nhìn giáo viên mầm non giống như người mẹ hiền ở nhà với đầy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: