Danh mục

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 1

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 21.37 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) trình bày khái quát về nghệ thuật tạo hình, một số chất liệu màu và kỹ thuật sử dụng, luật xa gần và giải phẫu tạo hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ThS Nguyễn Hữu Dỵ GIÁO TRÌNHNGHỆ THUẬT TẠO HÌNH(Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 12 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nghệ thuật Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1.Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm đểphản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựnghình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàutính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654) Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệthuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc,phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ“dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạttư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ýthức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưngbằng công thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh... lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc,Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v...đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượngsinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tìnhcảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ... phản ánh hiện thực và truyền đạttư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưngngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.1.1.2. Tạo hình TĐTV giải nghĩa “tạo hình” là động từ :“Tạo ra các hình thể bằng đường nét,màu sắc, hình khối” (84,tr.860). Đây là cách hiểu đúng nghĩa khái quát của từ “tạohình”, trên cơ sở ý nghĩa của từng đơn vị cấu tạo (tạo, hình). Bằng kinh nghiệm vàhiểu biết củả mình, chúng ta đều thấy, không một sáng tạo của cải vật chất nào mà 3không phải là sản phẩm tạo hình, bởi lẽ, vật chất luôn luôn tồn tại ở dạng hình khốivà màu sắc. Tuy nhiên, vật chất là chung cả của thế giới tự nhiên và xã hội, cho cảloài người và loài vật. Vậy, hoạt động và sản phẩm tạo hình nào thuộc về nghệ thuật?1.1.3.Nghệ thuật tạo hình(NTTH) NTTH là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm bằngđường nét, màu sắc, hình khối. Với cách hiểu này, ta phân biệt NTTH với những nghệ thuật không phải “tạohình” như Âm nhạc, văn, thơ…(khác nhau ngôn ngữ biểu hiện). Đồng thời ta cũngphân biệt dược những hoạt động tạo hình nhưng không thuộc về lĩnh vực nghệthuật(chung ngôn ngữ biểu đạt nhưng khác về chủ thể, đối tượng, mục đích, hiệuquả, bản chất thẩm mỹ…). Ví dụ: động Phong Nha, động Thiên Đường trong quầnthể khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là kỳ quanthiên nhiên thế giới nhìn từ góc độ cái đep tạo hình: hình thù kỳ thú, sắc màu huyềnảo, nhưng là của thiên nhiên, chủ thể sáng tạo ra nó là “tạo hóa”… Đèn xanh đèn đỏ- tín hiệu giao thông – có chung ngôn ngữ tạo hình, do con người làm ra, nhưngkhông xếp vào tác phẩm nghệ thuật tạo hình…1.1.4. Mỹ thuật (MT) MT và NTTH là hai tên gọi khác nhau của một ngành, một lĩnh vực nghệthuật: nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm. nét, hình, mảng, khối, màu sắc. Cónhiều cách định nghĩa khác nhau về MT. Sau đây là một số cách hiểu chúng tôi nêura để cùng tham khảo : + TĐTV cho rằng, MT có hai nghĩa: 1.(danh từ) “ Ngành nghệ thuật nghiên cứuquy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối”. 2.(tính từ) “ Đẹp, khéo, hợp với thẩm mỹ” (84,tr.609). Với nghĩa 1 của định nghĩa này thì MT là một ngành của nghệ thuật nói chung,có nhiệm vụ là nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường 4nét, màu sắc, hình khối. Đường nét, màu sắc, hình khối là ngôn ngữ đặc thù củaMT. + Giáo trình Mỹ thuật, Dùng cho ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tạichức và Từ xa của Nguyễn Quốc Toản cũng cho rằng “có nhiều cách hiểu về mĩthuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng” và đã “giới thiệu tóm lược” bốn cách hiểu –bốn cách diễn giải “để tham khảo”: 1. Diễn giải theo cách diễn tảMĩ thuật là một loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh...)bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; trong không gian (tượng...) bằnghình khối, sáng tối, đậm nhạt. Mĩ thuật sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: giấy,chì, các loại màu, vải, sợi (hội hoạ, trang trí); đất, thạch cao, đá, gang, đồng, ximăng...(điêu khắc), cao su, đồng, nhôm...(tranh khắc, tranh gò). Có thể nói vắn tắt:Mĩ thuật là nghệ thuật của mặt phẳng, của không gian. 2. Diễn giải theo cấu trúc nội dung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: