Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2
Số trang: 70
Loại file: pdf
Dung lượng: 29.75 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) trình bày về hình hoạ, đồ hoạ - trang trí, hội hoạ, điêu khắc. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2 Chương 4. HÌNH HOẠ4.1. Tổng quan về hình hoạ4.1.1. Hình họa là một trong những môn học cơ bản của MT.Hình hoạ là “Thể loại hội hoạ, vẽ một vật có thực trước mắt ; phân biệt với tranh.”( 84, tr. 246). Chương trình MT ở tiểu học hiện nay gọi phân môn này là Vẽ theomẫu, trước đây còn gọi là Vẽ tả thực. Đây là môn học nghiên cứu, thể hiện sự vật,đối tượng trực tiếp bằng đường nét, hình khối, màu sắc. MT là một ngành nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụthể, gợi cảm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc. Đối tượng của MT là toàn bộsự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà đỉnh cao là con người trong sự tổng hoà mọimối quan hệ tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, học tập, nghiên cứu, thưởng thức và sángtác MT, tất cả mọi hoạt động đó đều cùng chung phương pháp và quy luật tạo hìnhcơ bản. Có thể nói tác phẩm cổ xưa nhất của nhân loại là tác phẩm hình hoạ, hoạt độngtạo hình đầu tiên của loài người là hoạt động vẽ, chạm, khắc hình người , thú trênvách đá trong hang động như hang Đồng Nội ( Hoà Bình ) của Việt Nam, hang La-xcô của Pháp, Gác-gax Tây Ban Nha, v.v…Người nguyên thuỷ đã biết chắt lọc,khái quát một cách cô đọng hình dáng của đối tượng theo cách cảm, cách nghĩ hồnnhiên của họ mà vẫn vô cùng sống động. Hình dáng của sự vật, đối tượng có được thông qua sự quan sát, phân tích, đốichiếu, so sánh của người vẽ. Trước hết là phân biệt được tổng thể những đường nétgiới hạn sự vật, đối tượng đó với không gian, môi trường xung quanh. Sau đó làkhối, thể tích chiếm chỗ của sự vật đối tượng trong không gian nhờ ánh sáng. Vàcuối cùng là chất liệu, màu sắc của vật thể. Việc quan sát và thể hiện sự vật, đối tượng (vật mẫu) trước hết là quan sát đểphân biệt được hình, và thể hiện, trước hết cũng là thể hiện hình của sự vật, đốitượng. 116 Đó là quy luật của việc phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ tạo hìnhvà cũng là yêu cầu đầu tiên của người học vẽ. Đó là hình họa. Các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc thời cổ đại, thời Phục hưng rất chú trọng vào việcnghiên cứu hình họa. Và tác phẩm của họ là những chuẩn mực về hình. Đó là nhàđiêu khắc Policơlet và những kiệt tác của Hy Lạp cổ đại, là các hoạ sĩ, điêu khắc gianhư Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Titiên và các tác phẩm củahọ thời kỳ Phục hưng. Pi-cat-xô, danh họa kỳ tài của thế kỷ XX, người đặt nềnmóng cho nhiều trường phái hội họa hiện đại, trước hết là người cực kỳ nghiêm túctrong việc nghiên cứu hình họa. Các trường MT đào tạo hoạ sĩ sau này đã lấy hình họa làm môn học cơ bản vàdành một thời lượng xứng đáng cho phần học này. 4.1.2.Hình họa là vẽ hình, mảng, khối, màu sắc của vật thể. Hình là “ Toàn thể nói chung những đường nét giới hạn của một vật trongkhông gian, làm phân biệt được rõ vật đó với xung quanh.” (84, tr.425). Hoạ là “Hội hoạ”(“Ngành hoạ. Giới hoạ.”) hoặc “ Vẽ”, “Vẽ tranh” (84, tr 432). Bản chất của Hình hoạ là vẽ hình. Hình dạng của sự vật, đối tượng trong thựctế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơbản và các biến thể của chúng. Đó là hình vuông, hình tròn, và các biến thể như,hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục... Để có một bài hình họa tốt tất yếu hìnhphải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi phải dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộphận. Có thể dùng que đo, dây dọi để kiểm tra. Hình gắn với mảng. Phân biệt được hình khối của sự vật, đối tượng là nhờ cóánh sáng tạo ra bóng. Đấy cũng là độ đậm nhạt trên hình vẽ mà ta gọi là hình mảng,đậm nhạt… Chúng phản ánh hình khối của sự vật đối tượng. Bởi vậy, đậm nhạt cóhình của đậm nhạt, được gọi là mảng (hoặc diện). Thường phân biệt ba độ đậm nhạtchính: sáng nhất, tối nhất và trung gian. Phân tích được độ tinh tế về sáng tối, đậm 117nhạt của mẫu là tiếp tục phân ba diện trong từng độ sáng tối âý. Ví dụ trong mảngtối lại có thể phân ra sáng nhất, tối nhất, trung gian v.v... Và cứ thế cho đến khi đạtđến độ hài hoà, hoàn thiện tối đa theo chuẩn mực của thị giác khoa học về hình khốitrong hội hoạ. Hình mảng tạo nên khối. Ta có các khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu,khối chóp và các biến dạng như khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ,... Ngay một sự vật, ta vừa nhận biết hình khối tổng thể, vừa nhận biết hình khốicủa từng bộ phận. Sông núi, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc,...tất cả đều có thể quyvề hình khối. Đỉnh cao của sự hoàn thiện hình khối trong giới tự nhiên là cơ thể conngười- một kỳ công của tạo hoá nhìn từ góc độ thẩm mỹ tạo hình. Cách thể hiện đậm nhạt thế nào (gạch chéo, gạch ngang, di tay…) là tuỳ chọnlựa của mỗi người, miễn sao đạt hiệu quả đậm nhạt hoàn hảo. Đó là kĩ thuật. Tiếp đến là màu sắc (gắn với điểm. nét, hình, mảng, khối là màu sắc của sự vật,đối tượng). Đây là yêu cầu cao hơn, đích đạt đế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2 Chương 4. HÌNH HOẠ4.1. Tổng quan về hình hoạ4.1.1. Hình họa là một trong những môn học cơ bản của MT.Hình hoạ là “Thể loại hội hoạ, vẽ một vật có thực trước mắt ; phân biệt với tranh.”( 84, tr. 246). Chương trình MT ở tiểu học hiện nay gọi phân môn này là Vẽ theomẫu, trước đây còn gọi là Vẽ tả thực. Đây là môn học nghiên cứu, thể hiện sự vật,đối tượng trực tiếp bằng đường nét, hình khối, màu sắc. MT là một ngành nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụthể, gợi cảm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc. Đối tượng của MT là toàn bộsự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà đỉnh cao là con người trong sự tổng hoà mọimối quan hệ tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, học tập, nghiên cứu, thưởng thức và sángtác MT, tất cả mọi hoạt động đó đều cùng chung phương pháp và quy luật tạo hìnhcơ bản. Có thể nói tác phẩm cổ xưa nhất của nhân loại là tác phẩm hình hoạ, hoạt độngtạo hình đầu tiên của loài người là hoạt động vẽ, chạm, khắc hình người , thú trênvách đá trong hang động như hang Đồng Nội ( Hoà Bình ) của Việt Nam, hang La-xcô của Pháp, Gác-gax Tây Ban Nha, v.v…Người nguyên thuỷ đã biết chắt lọc,khái quát một cách cô đọng hình dáng của đối tượng theo cách cảm, cách nghĩ hồnnhiên của họ mà vẫn vô cùng sống động. Hình dáng của sự vật, đối tượng có được thông qua sự quan sát, phân tích, đốichiếu, so sánh của người vẽ. Trước hết là phân biệt được tổng thể những đường nétgiới hạn sự vật, đối tượng đó với không gian, môi trường xung quanh. Sau đó làkhối, thể tích chiếm chỗ của sự vật đối tượng trong không gian nhờ ánh sáng. Vàcuối cùng là chất liệu, màu sắc của vật thể. Việc quan sát và thể hiện sự vật, đối tượng (vật mẫu) trước hết là quan sát đểphân biệt được hình, và thể hiện, trước hết cũng là thể hiện hình của sự vật, đốitượng. 116 Đó là quy luật của việc phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ tạo hìnhvà cũng là yêu cầu đầu tiên của người học vẽ. Đó là hình họa. Các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc thời cổ đại, thời Phục hưng rất chú trọng vào việcnghiên cứu hình họa. Và tác phẩm của họ là những chuẩn mực về hình. Đó là nhàđiêu khắc Policơlet và những kiệt tác của Hy Lạp cổ đại, là các hoạ sĩ, điêu khắc gianhư Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Titiên và các tác phẩm củahọ thời kỳ Phục hưng. Pi-cat-xô, danh họa kỳ tài của thế kỷ XX, người đặt nềnmóng cho nhiều trường phái hội họa hiện đại, trước hết là người cực kỳ nghiêm túctrong việc nghiên cứu hình họa. Các trường MT đào tạo hoạ sĩ sau này đã lấy hình họa làm môn học cơ bản vàdành một thời lượng xứng đáng cho phần học này. 4.1.2.Hình họa là vẽ hình, mảng, khối, màu sắc của vật thể. Hình là “ Toàn thể nói chung những đường nét giới hạn của một vật trongkhông gian, làm phân biệt được rõ vật đó với xung quanh.” (84, tr.425). Hoạ là “Hội hoạ”(“Ngành hoạ. Giới hoạ.”) hoặc “ Vẽ”, “Vẽ tranh” (84, tr 432). Bản chất của Hình hoạ là vẽ hình. Hình dạng của sự vật, đối tượng trong thựctế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơbản và các biến thể của chúng. Đó là hình vuông, hình tròn, và các biến thể như,hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục... Để có một bài hình họa tốt tất yếu hìnhphải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi phải dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộphận. Có thể dùng que đo, dây dọi để kiểm tra. Hình gắn với mảng. Phân biệt được hình khối của sự vật, đối tượng là nhờ cóánh sáng tạo ra bóng. Đấy cũng là độ đậm nhạt trên hình vẽ mà ta gọi là hình mảng,đậm nhạt… Chúng phản ánh hình khối của sự vật đối tượng. Bởi vậy, đậm nhạt cóhình của đậm nhạt, được gọi là mảng (hoặc diện). Thường phân biệt ba độ đậm nhạtchính: sáng nhất, tối nhất và trung gian. Phân tích được độ tinh tế về sáng tối, đậm 117nhạt của mẫu là tiếp tục phân ba diện trong từng độ sáng tối âý. Ví dụ trong mảngtối lại có thể phân ra sáng nhất, tối nhất, trung gian v.v... Và cứ thế cho đến khi đạtđến độ hài hoà, hoàn thiện tối đa theo chuẩn mực của thị giác khoa học về hình khốitrong hội hoạ. Hình mảng tạo nên khối. Ta có các khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu,khối chóp và các biến dạng như khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ,... Ngay một sự vật, ta vừa nhận biết hình khối tổng thể, vừa nhận biết hình khốicủa từng bộ phận. Sông núi, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc,...tất cả đều có thể quyvề hình khối. Đỉnh cao của sự hoàn thiện hình khối trong giới tự nhiên là cơ thể conngười- một kỳ công của tạo hoá nhìn từ góc độ thẩm mỹ tạo hình. Cách thể hiện đậm nhạt thế nào (gạch chéo, gạch ngang, di tay…) là tuỳ chọnlựa của mỗi người, miễn sao đạt hiệu quả đậm nhạt hoàn hảo. Đó là kĩ thuật. Tiếp đến là màu sắc (gắn với điểm. nét, hình, mảng, khối là màu sắc của sự vật,đối tượng). Đây là yêu cầu cao hơn, đích đạt đế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục mầm non Nghệ thuật tạo hình Chất liệu màu Kỹ thuật sử dụng màu Kỹ thuật hội họa Bé học vẽGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 905 6 0
-
16 trang 506 3 0
-
2 trang 434 6 0
-
3 trang 398 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 267 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 224 0 0 -
8 trang 199 0 0
-
2 trang 187 0 0
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 180 3 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0