Phần 1 của giáo trình "Nguyên lí thiết kế mỏ hầm lò" cung cấp cho học viên những nội dung về: khái quát chung thiết kế mỏ; các phương pháp nghiên cứu thiết kế mỏ; xác định các tham số chi phí chính của mỏ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lí thiết kế mỏ hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
TS. Phạm Đức Thang
TS. Tạ Văn Kiên
GIÁO TRÌNH
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ MỎ HẦM LÕ
D NG CHO TR NH Đ ĐẠI HỌC
QUẢNG NINH – 2020
1
Trang phụ bìa
2
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “ Nguyên lý Thiết kế mỏ Hầm lò” dùng cho đào tạo bậc Đại học
chuyên ngành Khai thác mỏ Hầm lò tại trƣờng Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh,
đồng thời làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học chuyên ngành Khai thác mỏ,
các kĩ sƣ khai thác mỏ và sinh viên các chuyên ngành khác có liên quan. Đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu của giáo trình là các khoáng sàng dạng vỉa. Trong quá trình
biên soạn đã bám sát vào chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng chi tiết của học phần đã
đƣợc phê duyệt. Trong quá trình biên soạn đã tham khảo ý kiến góp ý của các giảng
viên với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo và tham gia giảng dạy học phần này, đã
tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong thực tế và tham khảo
các tài liệu của những tác giả đã nghiên cứu trƣớc đó ở trong và ngoài nƣớc, các tài
liệu thiết kế mỏ của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, phòng Kỹ thuật Khai thác của
các Công ty mỏ và cập nhật các Văn bản, Thông tƣ hƣớng dẫn mới nhất của Cơ
quan có thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực khai thác mỏ.
Nội dung chính của giáo trình gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về thiết kế mỏ
Chƣơng 2: Các phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế mỏ
Chƣơng 3: Xác định các tham số chi phí chính của mỏ
Chƣơng 4: Xác định các tham số cơ bản của mỏ
Chƣơng 5: Thiết kế khu khai thác
Chƣơng 6: Lựa chọn và thiết kế sân ga hầm trạm
Để hoàn thành giáo trình này chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý
kiến các giảng viên trong Bộ môn Khai thác hầm lò và các giảng viên đã tham gia
giảng dạy học phần.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung,
cấu trúc, quan điểm khoa học, chế bản và ấn loát, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp
của các bạn đọc để đƣợc chỉnh biên, sửa chữa trong lần tái bản về sau đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến góp ý hữu ích của các
bạn đọc!
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 05 năm 2020
Nhóm tác giả
3
BÀI MỞ ĐẦU
1. Mục đích ý nghĩa của thiết kế mỏ
Kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay
cho thấy nƣớc ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với
trên 5000 mỏ, điểm mỏ của trên 63 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại
khoáng sản quy mô trữ lƣợng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lƣợc và là
nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.
Công nghiệp khai khoáng Việt Nam hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi
xƣớng. Năm 1955, Việt Nam bắt đầu tiếp quản, duy trì, phát triển các cơ sở khai
thác và chế biến khoáng sản. Đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm
năng lớn, Chính phủ đã giao cho một số doanh nghiệp nhà nƣớc đảm nhận vai trò
nòng cốt trong khai thác theo mô hình kinh tế định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể
nhƣ, khai thác và chế biến dầu khí giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; khai thác và
chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than-
Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất
(apatit) chủ yếu giao cho Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; khai thác, chế biến quặng
sắt chủ yếu do Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Vinacomin thực hiện;
khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chủ yếu giao cho Tổng công ty Xi măng Việt
Nam và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện (ngành
khoáng sản vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng quản lý).
Công nghiệp khai khoáng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
trình độ kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế của nó ảnh hƣởng rất lớn đến sự
phát triển của các ngành khác. Chỉ tính riêng về than, trong những năm gần đây
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cân bằng năng lƣợng quốc gia. Ngoài ra, than còn
làm nguyên liệu cho một số ngành sản xuất khác, làm chất đốt cho sinh hoạt của
nhân dân và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu về nguồn ngoại tệ khá lớn.
Từ hoà bình lập lại đến nay, Đảng và Nhà nƣớc rất chú trọng tới sự phát triển
của ngành công nghiệp khai khoáng, về cơ bản đã làm thay đổi đƣợc bộ mặt lạc hậu
của ngành công nghiệp mỏ. Hiện nay việc thiết kế, xây dựng và quá trình sản xuất
của ngành công nghiệp mỏ nói chung và ngành than nói riêng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc
với yêu cầu phát triển của ngành kinh tế quốc dân, vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới và
4
có những chính sách cụ thể để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành công nghiệp
mỏ của nƣớc ta trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân.
Nhiệm vụ của ngành công nghiệp mỏ là phải liên tục nâng cao mức độ cơ giới
hoá, tự động hoá dây truyền công nghệ khai thác, giảm giá thành khai thác, tăng
năng suất lao động, tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật
và công nghệ tiến tiến, xác định phƣơng hƣớng kỹ thuật, đầu tƣ trọng điểm có hiệu
quả. Đồng thời đẩy mạnh công tác thiết kế mỏ, nâng cao chất lƣợng thiết kế cũng có
tác dụng rất lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mỏ. Chất lƣợng
công tác thiết kế mỏ có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tƣ.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, chất lƣợng thiết kế mỏ quyết định việc sử dụng
vốn đầu tƣ tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lƣợng của công tác thiết kế mỏ trong
giai đoạn này không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tƣ, ảnh hƣởng đến các giai
đoạn thiết kế sau bởi các giai đoạn thiết kế sau đều đƣợc phá ...