Danh mục

Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 117.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:  Hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của việc tính giá các đối tượng của kế toán;  Nắm được các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán  Nắm vững các phương pháp tính giá đối với các đối tượng kế toán và phương pháp hạch toán
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Giáo trình Nguyên lý kế toán CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của việc tính giá các đối tượng của kế toán; − Nắm được các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán − Nắm vững các phương pháp tính giá đối với các đối tượng kế toán và phương − pháp hạch toán 5.1. Vai trò và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán 5.1.1. Vai trò Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào Doanh nghiệp cũng cần phải có những tài lực nhất định. Theo thuật ngữ kế toán, những tài lực sử dụng trong kinh doanh gọi là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của Doanh nghiệp luôn luôn vận động và chuyển hóa hình thái biểu hiện của nó, cụ thể là: nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, vật tư hàng hóa, tiền và các phương tiện kinh doanh khác… Tất cả các tài sản có tại doanh nghiệp và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh đ ều là đối tượng của kế toán. Để ghi nhận các đối tượng kế toán và sự vận động của nó, người ta có thể sử dụng các đơn vị đo lường hiện vật khác nhau như trọng lượng, thể tích, chiều dài, cái, chiếc, bộ… Tuy nhiên, để giúp cho việc tổng hợp toàn bộ tình hình tài sản, sự vận động của tài sản cũng như nguồn hình thành của nó; tính toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; so sánh, phân tích và đánh giá hoạt động… cần có một thước đo chung – đó là thước đo tiền tệ. Vì vậy, trong hạch toán kế toán, tất cả các đối tượng kế toán đều phải quy về hình thức tiền tệ. Như vậy tính giá kế toán là một phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định. Trong hệ thống kế toán, tính giá đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện qua: Thông qua tính giá để tổng hợp và phản ánh đúng đắn tình hình tài sản, − nguồn hình thành của tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp. 81 Giáo trình Nguyên lý kế toán Thông qua tính giá để xác định chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh − doanh cũng như các nguồn thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định kết quả hoạt động của Doanh nghiệp. Tính giá, qui đổi đối tượng kế toán về một đơn vị đo lường thống nhất sẽ − thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp. 5.1.2. Ý nghĩa Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán có ý nghĩa quan trọng biểu hiện ở: Ý nghĩa về mặt hạch toán: là đặc trưng cơ bản cho phép phản ánh và xác − định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính. Ý nghĩa về mặt quản lý nội bộ: cho phép xác định những căn cứ hoặc − những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán nội bộ và đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc từng giai đoạn sản xuất cụ thể. Ý nghĩa về mặt giám đốc đồng tiền: thông qua phương pháp tính giá có − thể xác lập được những căn cứ để phản ảnh, giám đốc một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 5.2. Các nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán: 5.2.1. Các khái niệm và nguyên tắc chi phối việc tính giá Khái niệm hoạt động liên tục: Theo khái niệm này, việc ghi chép kế toán được − đặt trên giả thiết là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần. Vì thế, kế toán sẽ không quan tâm đến giá thị trường của tài sản, công nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp Nguyên tắc giá phí: Yêu cầu của nguyên tắc này là việc đo lường, tính toán tài − sản, công nợ, nguồn vốn và chi phí phải đặt trên cơ sở giá phí. Nguyên tắc này đòi hỏi khi tính giá các đối tượng kế toán phải căn cứ vào: + Giá phí (giá vốn) của đối tượng tính giá. Giá phí của đối tượng tính giá gồm giá mua và các chi phí thực tế khác. + Giá nguyên thủy của đối tượng tính giá. Tức là chi phí thực tế tại thời điểm tính giá của đối tượng. 82 Giáo trình Nguyên lý kế toán Nguyên tắc khách quan: Để đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của các − thông tin trên báo cáo tài chính, việc ghi chép kế toán phải luôn có chứng từ gốc kèm theo. Chứng từ gốc là những bằng chứng khách quan của thông tin kế toán. Nguyên tắc nhất quán: Theo nguyên tắc này, quá trình kế toán phải áp dụng tất − cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Nguyên tắc thận trọng: Khi có nhiều giải pháp để lựa chọn trong v ...

Tài liệu được xem nhiều: