Danh mục

Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh

Số trang: 153      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (153 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nguyên lý kế toán cung cấp cho người học những kiến thức như: Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán; phương pháp chứng từ kế toán; phương pháp tài khoản kế toán; phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh 0 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Môn học: Nguyên lý kế toán Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017 1 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán. 1.1. Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán Lịch sử tiến hóa của xã hội loài người đã khẳng định: sản xuất ra của cải vật chất là nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội loài người. Ngay từ thời cổ xưa, con người của xã hội nguyên thuỷ đã nhận thức được rằng muốn duy trì sự sống và phát triển thì phải lao động sản xuất, để tạo ra những vật dụng cần thiết, thức ăn và đồ mặc… Quá trình hoạt động sản xuất đó được diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại không ngừng và hình thành nên quá trình tái sản xuất xã hội. Khi thực hiện quá trình tái sản xuất xã hội, con người luôn có ý thức xem xét hao phí lao động đã bỏ ra là bao nhiêu và kết quả thu được là cái gì, kết quả đó sẽ được phân phối như thế nào. Tức là họ đã quan tâm đến chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của các quá trình hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất. Đồng thời con người cũng luôn có ý thức và mong muốn quá trình tái sản xuất được thực hiện nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Tất cả những mối quan tâm đó của con người đối với quá trình tái sản xuất đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải theo dõi, quan sát, lượng hoá, ghi chép, lưu trữ dữ liệu về các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất tức là phải thực hiện chức năng quản lý quá trình tái sản xuất. Để quản lý được các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất, cần phải có những thông tin hữu ích - được thu thập, xử lý và kiểm tra thông qua quá trình thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động đó. Quan sát các hiện tượng và quá trình kinh tế là hoạt động đầu tiên của quá trình quản lý nhằm định hướng, phản ánh, giám đốc quá trình tái sản xuất. Đo lường là việc biểu hiện các hao phí trong quá trình sản xuất của cải, vật chất đã sản xuất ra bằng các loại thước đo thích hợp. Có ba loại thước đo được sử dụng để đo lường các đối tượng của quá trình tái sản xuất, đó là thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị. Thước đo hiện vật là sử dụng đơn vị đo lường vật lý tuỳ thuộc vào tính tự nhiên của đối tượng được tính toán như: trọng lượng ( kg, tạ, tấn …); diện tích ( ha, m2 ...); độ dài (m, km …); thể tích(lít, m3…). Thước đo hiện vật cho phép hạch toán có thể đo lường chính xác từng đối tượng riêng biệt, nhưng không thể sử dụng nó để xử lý thông tin ban đầu thành thông tin tổng hợp của nhiều hiện tượng. Thước đo thời gian lao động là sử dụng các đơn vị về thời gian như ngày công, giờ công để đo lường các đối tượng hạch toán. Thước đo thời gian lao động thường chỉ được sử dụng để đo lường hao phí lao động sống, tính toán các chỉ tiêu về năng suất lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức. Thước đo thời gian lao động giúp xác 2 định được năng suất lao động của công nhân, làm căn cứ tính lương phải trả cho công nhân. Thước đo thời gian lao động thường được sử dụng với thước đo hiện vật để giám sát số lượng sản phẩm công nhân sản xuất ra. Thước đo giá trị (thước đo tiền tệ) là thước đo sử dụng rộng rãi nhất trong công tác quản lý. Thước đo tiền tệ là sử dụng đơn vị tiền tệ để đo lường các chỉ tiêu kinh tế, các loại tài sản, hàng hoá, vật tư của đơn vị. Thước đo giá trị có ưu điểm là giúp cho hạch toán có thể tổng hợp được thông tin từ các thông tin ban đầu về các đối tượng riêng biệt. Mỗi thước đo đều có ưu, nhược điểm riêng. Để có được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phải kết hợp cả ba thước đo, sẽ phản ánh và giám đốc toàn diện các chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tính toán là việc sử dụng các phương pháp tính toán, tổng hợp, phân tích để tính toán những chỉ tiêu kinh tế cần thiết. Qua đó có thể đánh giá được mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt động kinh tế. Ghi chép là quá trình thu nhận, xử lý và ghi lại tình hình và kết quả các hoạt động kinh tế đã thực hiện theo trình tự và phương pháp nhất định. Từ đó mà thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra các quá trình kinh tế trong từng thời gian, từng địa điểm phát sinh cũng như suốt một thời kỳ nào đó. Hệ thống quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế của con người, nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: