Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh
Số trang: 126
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý thống kê cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề chung về thống kê học; Quá trình nghiên cứu thống kê; Phân tổ thống kê; Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội; Sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Môn học: Nguyên lý thống kê Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC 1.1 –Đối tượng, nhiệm vụ của thống kê học 1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển vai trò của thống kê trong đời sống xã hội Thống kê học là môn khoa học có tính lịch sử phát triển lâu đời. Người ta đã tìm thấy một số di tích cổ tại Trung Quốc, cổ Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… chứng tỏ ngay trong thời cổ đại con người đã biết làm công việc đăng ký và ghi chép số liệu. Tuy nhiên, các công việc này cgòn đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống kê rõ nét. Đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép và tính toán để nắm được số tài sản của mình như : số nô lệ, số súc vật…Dưới chế độ phong kiến, công tác thống kê đã có nhiều bước phát triển. Hầu hết các quốc gia Châu Á, Châu Âu đều đã tổ chức các cuộc đăng ký, kê khai ở phạm vi rộng như : đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất… Tuy đã có tính thống kế nhưng các hoạt động này chưa đúc kết thành lý luận và chỉ dừng lại ở thống kê mô tả. Mãi đến cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. Tính chất xã hội của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi những người quản lý kinh doanh, quản lý Nhà nước, những nhà khoa học phải đi sâu nghiên cứu lý luận và phương pháp luận thực tiễn để thu thập, tính toán phân tích số liệu. Thống kê học thực sự ra đời và chuyển sang giai đoạn thống kê phân tích. Các tài liệu, sách báo về thống kê ra đời và một số trường học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê. Trong thời kỳ này, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đời như cuốn “Số học chính trị” (1676) của nhà kinh tế học người Anh William Petty (1623-1687), ông đã có ý nghĩ về việc sử dụng thống kê đẻ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế-xã hội. Đến năm 1660, nhà kinh học người Đức H.Conhring (1606-1681) đã giảng dạy tại trường đại học Heimsted phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Đến năm 1759, một giáo sư người Đức G.Achenwall (1719- 1722) lần đầu tiên dùng từ “Statistik” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Sau này, người ta dịch là “Thống kê”. Những thành tựu khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt lá sự ra đời của lý thuyết xác suất thống kê đã có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của thống kê học. Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng nhiều lấn nhấn mạnh đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn của thống kê. Trong các tác phẩm của K.Marcr, F.Engghen, V.I Lênin kiến thức thống kê được sử dụng để phân tích những vấn đề phức tạp và phong phú. Nghiên cứu sơ lược quá trình hình thành phát triển của thống kê học, có thể thấy thống kê học ra đời và phát triển do nhu cầu của hoạt động sản xuất và thực tiễn xã hội. Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Do vai trò quan trọng của thống kê nên V.I. Lênnin đã khẳng định rằng “ Thống kê kinh tế -xã hội là một trong những công cụ quan trọng nhất để nhận thức xã hội”. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan Nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin của tổ chức, cá nhân trong xã hội và còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế- xã hội của các tổ chức, đơn vị. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học. Thống kê học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thứ nhất, Thống kê học là môn khoa học xã hội. Vậy thống kê có nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật không? Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, giữa các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, thống kê cũng phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa lý…) và kỹ thuật (cải tiến công cụ, áp dụng kỹ thuật mới…) đến các hiện tượng và quá trình xã hội. VD: Trời nóng thì công nhân sản xuất 200sp/nn Trời mát thì công nhân sản xuất 300 sp/nn TK không n,cứu trời nóng, trời mát khác nhau như thế nào mà chỉ quan tâm đến ảnh hưởng khí hậu đến kết quả sản xuất. - Thứ hai, mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội? VD: Để có kết luận một học sinh là học giỏi phải thông qua nghiên cứu điểm trung bình học tập, không thể thông qua trọng lượng cơ thể hay chiều cao,... - Nói cách khác, mặt lượng nghiên cứu phải là biểu hiện bên ngoài của mặt chất cần nghiên cứu. Điểm trung bình học tập chính là biểu hiện của kết quả học tập giỏi hay yếu. Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu để xác định đối tượng nghiên cứu phù hợp. Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Môn học: Nguyên lý thống kê Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC 1.1 –Đối tượng, nhiệm vụ của thống kê học 1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển vai trò của thống kê trong đời sống xã hội Thống kê học là môn khoa học có tính lịch sử phát triển lâu đời. Người ta đã tìm thấy một số di tích cổ tại Trung Quốc, cổ Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… chứng tỏ ngay trong thời cổ đại con người đã biết làm công việc đăng ký và ghi chép số liệu. Tuy nhiên, các công việc này cgòn đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống kê rõ nét. Đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép và tính toán để nắm được số tài sản của mình như : số nô lệ, số súc vật…Dưới chế độ phong kiến, công tác thống kê đã có nhiều bước phát triển. Hầu hết các quốc gia Châu Á, Châu Âu đều đã tổ chức các cuộc đăng ký, kê khai ở phạm vi rộng như : đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất… Tuy đã có tính thống kế nhưng các hoạt động này chưa đúc kết thành lý luận và chỉ dừng lại ở thống kê mô tả. Mãi đến cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. Tính chất xã hội của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi những người quản lý kinh doanh, quản lý Nhà nước, những nhà khoa học phải đi sâu nghiên cứu lý luận và phương pháp luận thực tiễn để thu thập, tính toán phân tích số liệu. Thống kê học thực sự ra đời và chuyển sang giai đoạn thống kê phân tích. Các tài liệu, sách báo về thống kê ra đời và một số trường học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê. Trong thời kỳ này, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đời như cuốn “Số học chính trị” (1676) của nhà kinh tế học người Anh William Petty (1623-1687), ông đã có ý nghĩ về việc sử dụng thống kê đẻ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế-xã hội. Đến năm 1660, nhà kinh học người Đức H.Conhring (1606-1681) đã giảng dạy tại trường đại học Heimsted phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Đến năm 1759, một giáo sư người Đức G.Achenwall (1719- 1722) lần đầu tiên dùng từ “Statistik” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Sau này, người ta dịch là “Thống kê”. Những thành tựu khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt lá sự ra đời của lý thuyết xác suất thống kê đã có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của thống kê học. Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng nhiều lấn nhấn mạnh đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn của thống kê. Trong các tác phẩm của K.Marcr, F.Engghen, V.I Lênin kiến thức thống kê được sử dụng để phân tích những vấn đề phức tạp và phong phú. Nghiên cứu sơ lược quá trình hình thành phát triển của thống kê học, có thể thấy thống kê học ra đời và phát triển do nhu cầu của hoạt động sản xuất và thực tiễn xã hội. Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Do vai trò quan trọng của thống kê nên V.I. Lênnin đã khẳng định rằng “ Thống kê kinh tế -xã hội là một trong những công cụ quan trọng nhất để nhận thức xã hội”. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan Nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin của tổ chức, cá nhân trong xã hội và còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế- xã hội của các tổ chức, đơn vị. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học. Thống kê học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thứ nhất, Thống kê học là môn khoa học xã hội. Vậy thống kê có nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật không? Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, giữa các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, thống kê cũng phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa lý…) và kỹ thuật (cải tiến công cụ, áp dụng kỹ thuật mới…) đến các hiện tượng và quá trình xã hội. VD: Trời nóng thì công nhân sản xuất 200sp/nn Trời mát thì công nhân sản xuất 300 sp/nn TK không n,cứu trời nóng, trời mát khác nhau như thế nào mà chỉ quan tâm đến ảnh hưởng khí hậu đến kết quả sản xuất. - Thứ hai, mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội? VD: Để có kết luận một học sinh là học giỏi phải thông qua nghiên cứu điểm trung bình học tập, không thể thông qua trọng lượng cơ thể hay chiều cao,... - Nói cách khác, mặt lượng nghiên cứu phải là biểu hiện bên ngoài của mặt chất cần nghiên cứu. Điểm trung bình học tập chính là biểu hiện của kết quả học tập giỏi hay yếu. Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu để xác định đối tượng nghiên cứu phù hợp. Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Nguyên lý thống kê Nguyên lý thống kê Kế toán doanh nghiệp Thống kê học Số tương đối trong thống kê Phân tổ thống kêGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 trang 305 0 0 -
3 trang 289 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 245 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 201 0 0 -
92 trang 191 5 0
-
53 trang 151 0 0
-
163 trang 136 0 0
-
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
7 trang 128 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 112 0 0 -
Lý thuyết - bài tập - bài giải mẫu và câu hỏi trắc nghiệm Kế toán thương mại - dịch vụ: Phần 1
253 trang 110 0 0