Danh mục

Giáo trình Nhập môn công tác xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 69      Loại file: docx      Dung lượng: 249.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nhập môn công tác xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những kiến thức về triết lý nghề nghiệp, nguyên tắc, vai trò của nhân viên xã hội để vận dụng trong công tác xã hội với đối tượng; Phân biệt được công tác xã hội với công tác từ thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nhập môn công tác xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Công tác xã hội chiếm vị trí ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội,nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia. Chính vì vậy, tháng3 năm 2010 Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề Công tác xãhội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 trong Quyết định 32/2010-QĐ/TTg. Việc pháttriển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp nhằm thực thi các chính sách ansinh xã hội có hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp. Dovậy, một trong mục tiêu của Đề án đó là tới năm 2020 cần đào tạo mới và đào tạolại 60.000 cán bộ xã hội có trình độ kiến thức, kỹ năng nghề công tác xã hội. Những kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội được xem như một kiếnthức quan trọng, cơ sở đối với hệ thống kiến thức, kỹ năng nghề Công tác xã hộimà cán bộ xã hội cần được trang bị. Do vậy cuốn tài liệu này được biên soạn nhằmcung cấp những thông tin nền tảng nhất tới người học bức tranh khái quát về nghềcông tác xã hội với khái niệm cơ bản, cách tiếp cận lý luận trong trợ giúp giảiquyết vấn đề của công tác xã hội cũng như xu hướng các lĩnh vực thực hành củacông tác xã hội hiện nay. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ýkiến góp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại họcSư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhóm tácgiả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những côngcụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề công tác xãhội. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thểđiều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của mọingười./. Đồng Tháp, ngày19 tháng 9 năm 2019 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn CườngMỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: Nhập môn công tác xã hộiMã môn học: MH07Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm,thảo luận, bài tập: 14 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)Vị trí, tính chất của môn học: Nhập môn công tác xã hội là môn học lý thuyết cơ sở nghề quan trọng củachương trình đào tạo trung cấp nghề Công tác xã hội, trang bị cho học sinh nhữngkiến thức khái quát về công tác xã hội để làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứucác kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng.Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức về triết lý nghề nghiệp, nguyên tắc, vai trò của nhân viên xã hội để vận dụng trong công tác xã hội với đối tượng. + Phân biệt được công tác xã hội với công tác từ thiện. + Trình bày được giá trị, đạo đức của nghề công tác xã hội. - Về kỹ năng: + Thực hành vận dụng các nguyên tắc, giá trị đạo đức nghề công tác xã hội. + Vận dụng được các phương pháp công tác xã hội và tiến trình công tác xã hội vào quá trình giúp đỡ đối tượng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng, không phê phán và chấp nhậnthân chủ. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM – TRIẾT LÝ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘIMục tiêu: - Trình bày được khái niệm, lịch sử hình thành công tác xã hội trên thế giớivà Việt Nam. Phân tích triết lý nghề, các giá trị của nghề công tác xã hội, chuẩnmực đạo đức nghề công tác xã hội. - Thực hành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề công tác xã hội, vậndụng được chúng vào thực tế nghề nghiệp. - Tôn trọng quyền con người và quyền được chăm sóc hỗ trợ của thân chủ. - Công bằng, khách quan trong trợ giúp đối tượng.Nội dung chính:1. Khái niệm về công tác xã hội1.1. Khái niệm về công tác xã hội Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốctế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công tác xã hội lànghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của conngười và thúc đẩy sự thay đổi xã hội ,tăng cường sự trao quyền và giải phóngquyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụngcác học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sựtương tác của con người với môi trường sống. Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằmtrợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu vàtăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vàphòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.1.2. Phân biệt công tác xã hội với hoạt động từ thiện Hoạt động từ thiện, cứu trợ Công tác xã hội khoa học1. Mục đích Giải quyết tạm thời những Hướng đến mục tiêu lâu dài khó khăn trước mắt. ngày càng phát triển hơn (nâng cao năng lực)2. Động cơ - Mang tính chất từ thiện - Cải thiện môi trường sống. - Cá nhân: thỏa mãn nhu cầu - Điểm khác: Xem đối tượng và tâm lý (tự khẳng định, tự bù lợi ích của đối tượng là mối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: