Danh mục

Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 2

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung: Những bệnh máu thường gặp ở trẻ em; Những bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em; Bệnh do giun sán ống tiêu hóa trẻ em; Còi xương do thiếu vitamin D; Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 2 Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em 62 BỆNH DO GIUN SÁN Ở ỐNG TIÊU HÓA TRẺ EMMục tiêu1. Trình bày được các đặc điểm chính của chu kỳ sinh học, bệnh sinh của một số loại giun(giun đũa, giun móc, giun kim), sán (sán dây bò, sán dây lợn, sán lá gan) và vận dụng đượcnhững đặc điểm này vào thực tế trong việc phòng chống bệnh giun sán.2. Nêu được các đặc điểm dịch tễ của từng loại giun sán.3. Kể được các biến chứng của giun sán, phân tích và xử trí được các biến chứng chính: giunchui ống mật, tắc ruột, apxe gan, thiếu máu.4. Trình bày được các phương pháp phòng chống bệnh giun sán. BỆNH DO GIUN ĐŨA1.Chu kỳ của giun đũaTrứng giun đũa sau khi thải ra ngoài theo phân là trứng chưa thụ tinh (chưa lây bệnh được) sẽphát triển thành ấu trùng giai đoạn I. Sau khi bị nuốt vào ruột, ấu trùng chui qua thành củaruột non đến gan, vào tĩnh mạch trên gan, đến tim phải rồi đến phổi. Ở phổi, ấu trùng chui quathành mao mạch vào hệ khí quản, tiến đến nắp thanh quản sang thực quản rồi được nuốtxuống lại ruột non để ký sinh vĩnh viễn ở đó. Tại ruột non 87.2% giun đũa trưởng thành sốngtại hỗng tràng và 11.9% tại hồi tràng.2. Bệnh sinhNếu số ấu trùng di chuyển qua phổi với số lượng đáng kể thì sẽ dẫn đến viêm phổi không điểnhình (hội chứng Loeffler). Khi giun lưu hành trong cơ thể, chúng có thể gây bệnh cho cơ thểtheo 4 cơ chế :- Tác động nhiễm độc và dị ứng: Giun đũa có thể tiết ra một chất kích thích niêm mạc đườnghô hấp trên, mắt, mũi, miệng và da.- Tác động sinh học: Giun di chuyển hướng thượng theo đường xoắn và có khuynh hướngchui vào các lỗ tự nhiên.- Tác dụng cơ học: Giun có thể kết hợp thành búi gây tắc hoặc bán tắc ruột- Gây suy dinh dưỡng: Giun sống trong lòng ruột ăn các chất dinh dưỡng3. Dịch tễ3.1. Đặc điểm chung về dịch tễ giun đũaNhiễm giun đũa là một nhiễm trùng chủ yếu lây qua đường đất một cách gián tiếp qua tay,thức ăn, nước uống bị nhiễm đất. Có tỷ lệ hiện mắc ( prevalence) rất ổn định. Tuổi có tỷ lệhiện mắc bệnh cao nhất : 4 - 14 tuổi3.2. Sự phân bố bệnh và tỉ lệ hiện mắcSự phân bổ bệnh và tỉ lệ hiện mắc của nhiễm giun đũatrên toàn cầu theo số liệu 1979 của WHO là 1 tỉ trường hợp và đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnhnhiễm trùng phổ biến. Các nước châu âu, bệnh giun đũa hầu như không còn (dưới 1%); cácnước châu Phi có tỷ lệ nhiễm giun đũa 8%, châu Mỹ La Tinh 12%, châu Á tỷ lệ nhiễm giunđũa rất cao, có nhiều nước lên đến hơn 50% dân số.Tại Việt nam tỉ lệ nhiễm giun đũa ( Đỗ Dương Thái 1975) là: 77.38% - 17.4%. Nhiễm giunđũa có tỉ lệ hiện mắc cao tại những nơi đông dân cư, nông thôn, ngoại ô thành phố, ở nơi thiếuthốn cơ sở vệ sinh. Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em 63Tình hình nhiễm giun thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũacao nhất và nặng nhất. Các em nhỏ 4 tháng tuổi đã tìm thấy trứng giun trong phân. Hoàng TânDân (1995) điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở học sinh các trường phổ thông cơ sở tại HàNội có tỷ lệ 62,47%.3.3. Sự lây truyền bệnh Lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn nước uống, rau trái cây, tay vấy đất bị nhiễmtrứng giun. Nơi lây nhiễm cao nhất là nơi bị nhiễm phân người.4. Lâm sàng4.1. Thời kỳ xâm nhập và di chuyển trong cơ thể4.1.1 Hội chứng Loeffler : Bệnh nhân có sốt nhẹ, ho và có thể ho ra ít máu, da nổi mẫn mềđay. X-quang có những đám mờ rải rác hai phổi tồn tại trong 1 hoặc 2 tuần. Xét nghiệm máucó bạch cầu ưa axít tăng, có khi lên đến 20 -30%. Ngoài ra trẻ có thể bị viêm phổi hay bị hen.4.1.2 Triệu chứng ở ngoài da : ngứa,nổi mề đay, lên cơn hen và tăng bạch cầu ưa axít .4.1.3 Triệu chứng thần kinh : kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, li bì và chậm chạp.4.2. Thời kỳ cư trú ở ruộtỞ trẻ em triệu chứng phổ biến nhất là hay đau bụng do các biến chứng cơ học của giun đũa tạiruột gây ra. Giun di chuyển lạc chổ có thể gây giun chui ống mật, viêm tụy, ruột thừa viêm,thủng ruột, giun chui lên họng hầu, mũi. Xét nghiệm phân có trứng giun đũa.4.3. Chẩn đoánCó tiền sử nhiễm giun, nôn ra giun, đi tiêu ra giun hay bị hội chứng ứ đọng như tiêu chảy táidiễn, phân thối tanh, kém ăn, gầy, bụng chướng, thiếu máu, ngủ không yên giấc, tính tìnhquấy khóc. Xét nghiệm máu có bạch cầu ưa axít tăng ( thời kỳ ấu trùng di chuyển trong cơthể). Xét nghiệm phân có trứng giun đũa. X-quang: giai đoạn xâm nhập có hội chứngLoeffler.5. Biến chứng5.1. Giun chui ống mậtThường gặp ở lứa tuổi 4 - 7 tuổi, sau tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng yếu, dùng thuốckhông đủ liều lượng, do giun di chuyển ngược dòng trong một số điều kiện như: sốt cao, môitrường sống thay đổi .5.1.1 Lâm sàng: Bệnh nhi có cơn đau bụng dữ dội, đau từng cơn, giữa các cơn đau là thờigian nghỉ hoàn toàn không đau.Thông thường cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Trẻ lớncó tư thế chống đau như: nằm phủ phục, la hét. Khám thấy bụng lõm, có phản ứng vùngthượng vị, điểm cạnh ức phải đau, bụng co cứng trong lúc đau và mềm lúc ngoài cơn.5.1.2 Cận lâm sàng : Siêu âm đường mật có thể có hình ảnh của giun trong ống mật hoặc ốnggan.5.2. Nhiễm trùng đường mật5.2.1 Lâm sàng và cận lâm sàng: Ngoài đau bụng, bệnh nhi sốt cao liên tục, có thể có nhữngcơn sốt rét run. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến kéo dài vài tuần và dẫn đếncác biến chứng khác như nhiễm trùng huyết gram âm, viêm túi mật, thủng túi mật gây viêmphúc mạc mật. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tínhchiếm ưu thế, CRP tăng.5.2.2 Điều trị: Không dùng các loại thuốc chống co bóp để chống đau, vì co bóp đường mật làcơ chế để tống giun. Kháng sinh được chọn là các kháng sinh chống lại vi khuẩn gram âm vàkỵ khí: phối hợp Gentamicin và Metronidazol hay Cefotaxime với Metronidazol.5.3. Áp xe gan Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em 64Áp xe gan ...

Tài liệu được xem nhiều: