Lưỡi là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu. Lưỡi có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương thường làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Các bệnh lý ở lưỡi có thể chỉ là những sang thương nhẹ tại chỗ, nhưng cũng có thể do một bệnh lý trầm trọng khác gây nên....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Những bệnh lý của lưỡi
Những bệnh lý của lưỡi
Lưỡi là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền
miệng và ở phía trước hầu. Lưỡi có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và
nếm nên khi bị tổn thương thường làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Các bệnh lý ở lưỡi có thể chỉ là những
sang thương nhẹ tại chỗ, nhưng cũng có thể do một bệnh lý trầm trọng khác gây nên.
I. NGUYÊN NHÂN:
- Bất thường về giải phẫu làm lưỡi thay đổi hình dạng như to lên, dài ra hay bị
nứt...
- Nhiễm trùng: Thường do virus, nấm hay vi khuẩn.
- Chấn thương: Thường gặp do tai nạn giao thông, đánh nhau, cắn phải lưỡi khi
nhai hay do răng quá sắc...
- Suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS hoặc dùng corticosteroid lâu ngày...
- Suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt, thiếu
vitamin B12 hay Folate...
- Ung thư: Thường gặp là dạng carcinoma tế bào vẩy, hiếm hơn là Lymphoma
dạng Non-Hodgkin hay Kaposi’s sarcoma.
- Do thuốc như: Thuốc hạ áp, corticosteroid, NSAID...
- Bệnh về máu hay bệnh toàn thân...
II. CÁC BỆNH LÝ LƯỠI THƯỜNG GẶP:
A. Bất thường về giải phẫu lưỡi:
1. Chứng cứng lưỡi (Ankyloglossia):
Là một sự phát triển bất thường và ít gặp của lưỡi. Ðặc trưng của bệnh là cử
động thè lưỡi ra hay đá lưỡi qua lại rất khó khăn. Bệnh làm cho vấn đề vệ sinh vùng
miệng bị giới hạn nhưng hiếm khi gây rối loạn phát âm, có thể chỉ gây rối loạn nhẹ
cho người bệnh. Cần phân biệt nguyên nhân cứng lưỡi này (do sự phát triển bất
thường) với chứng cứng lưỡi do bị sẹo sau chấn thương lưỡi, dạng Pemphigus niêm
mạc hay bóng nước tiêu hủy biểu bì niêm mạc (mucosal epidermolysis bullosa). Ðiều
trị bằng phẫu thuật chỉnh hình đơn giản khi cử động của lưỡi quá bị giới hạn.
2. Chứng nứt lưỡi (Fissured tongue):
Nứt lưỡi thường xảy ra ở phần lưng của lưỡi và hay gặp ở những bệnh nhân bị
hội chứng Down, hội chứng Melkerson - Rosenthal (sưng mặt, nứt lưỡi và liệt mặt),
Sarcoidosis, bệnh Crohn và thường nhất là viêm lưỡi di trú (Erythema Migrans hoặc
geographic tongue). Nứt lưỡi có thể không cần điều trị vì chỉ gây khó chịu, có thể
dùng Benzydamine hydrochloride 0,15% súc miệng hay xịt vào chỗ nứt.
3. Chứng nhú lưỡi to bất thường (prominent papillae):
Bình thường cấu trúc của niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, có 5-6 loại nhú: nhú
dạng chỉ, nhú dạng nón, nhú dạng nấm, nhú dạng đài và nhú dạng lá. Trong đó nhú
dạng đài nằm ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau của lưng lưỡi, còn nhú dạng lá nằm ở
hướng sau bên. Những nhú này có thể to lên bất bình thường sau một chấn thương lưỡi
nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.
4. Chứng lưỡi lớn (macroglossia):
Tình trạng này hiếm gặp và có thể là hậu quả của những sang thương bẩm sinh
(u mạch, u mạch bạch huyết, bệnh u xơ thần kinh hay còn gọi là bệnh Von
Recklinghausen), hội chứng Down, hội chứng Hurler, suy giáp hay đi kèm với chứng
to đầu chi và chứng thoái hóa dạng tinh bột (amyloidosis).
Lưỡi có thể chỉ hơi lớn hay rất to không thể chứa hết trong miệng được. Nếu
lưỡi to ra từng đợt cộng với sưng mô mềm thì đây là đặc trưng của phù mạch thứ phát.
Thoái hóa dạng tinh bột hiếm khi làm lưỡi to đồng đều mà thường biểu hiện là những
nốt ở trên lưỡi. Lưỡi to do u mạch có biểu hiện là những sang thương tại chỗ hoặc lan
rộng màu đỏ tía hay đỏ rực. Còn u mạch bạch huyết trên lưỡi thì có đặc trưng màu
vàng và giống như trứng ếch.
Ðiều trị: Những sang thương do u mạch ít khi cần phải điều trị. Nếu lưỡi quá to,
có thể dùng đến biện pháp phẫu thuật, làm tắc mạch hay làm xơ cứng mạch. Tiên
lượng của thoái hóa dạng tinh bột thường nghèo nàn.
B. Nhiễm nấm:
1. Lưỡi mọc lông (black hairy tongue):
Nhìn vào lưỡi có thể thấy những mảng đen hay nâu dày rất giống như lưỡi mọc
lông, nhưng thật ra không phải như vậy mà là do những nhú dạng chỉ của lưỡi đen bất
thường. Nó có thể xuất hiện sau khi dùng kháng sinh phổ rộng hay do vấn đề vệ sinh
miệng kém. Căn nguyên chưa rõ nhưng cũng có những quan điểm cho rằng do nhiễm
nấm tạo ra sắc tố như Aspergillus niger.
2. Nhiễm nấm Candida:
Bề mặt niêm mạc lưỡi có thể bị ảnh hưởng do nhiễm Candida ở niêm mạc
miệng. Những biểu hiện đặc trưng như: có màng giả mịn trên lưỡi có thể cậy ra được,
teo niêm mạc (mucosal atrophy) hay teo nhú lưỡi (papillary atrophy). Tác nhân gây
bệnh thường là Candida albicans và hay gặp ở những bệnh nhân bị tổn thương miễn
dịch.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ như Amphotericin B viên ngậm
(lozenge), Nystatin dạng mỡ hoặc Miconazole dạng gel.
C. Nhiễm virus:
1. Nhiễm Herpes simplex:
Viêm nướu răng và niêm mạc miệng nguyên phát do herpes thường xảy ra ở trẻ
nhỏ với biểu hiện nướu bị sưng đỏ, có những bóng nước nhỏ mọc thành từng đám ở
...