Giáo trình Nuôi tắc kè sinh sản có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nuôi tắc kè sinh sản - MĐ06: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TẮC KÈ SINH SẢN
MÃ SỐ: MĐ 06
NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ
Trình độ: Sơ cấp nghề
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích v ề đào t ạo
và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
3
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo h ướng công
nghiệp đa sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia
vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo để họ có nh ững ki ến th ức, k ỹ
năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghi ệp Nam Bộ được
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương
trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”.
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo
phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái đ ộ
của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm
nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích
hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng
lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được
chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới
dạng một bài học.
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối
tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng
không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học
cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học v ấn th ấp. Vì v ậy vi ệc
đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình th ức g ọn nh ẹ phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.
Tài liệu này được viết theo từng mô đun của ch ương trình đào t ạo sơ c ấp
nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè và được dùng làm giáo trình cho các h ọc viên
trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động
tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong h ệ thống
dạy nghề Việt Nam
Giáo trình nuôi tắc kè thương phẩm có 06 bài được sắp xếp theo trình
tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại,
chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị
bệnh.
. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương
pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn m ới. Vì
vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong
muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tham gia biên soạn
1. ThS. Bùi Thị Kim Dung (chủ biên)
2. ThS. Nguyễn Văn Dương
4. Ths. Phan Văn Đầy
4
5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền
6. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch
5
MỤC LỤC
6
MÔ ĐUN/MÔN HỌC: NUÔI TẮC KÈ SINH SẢN
Mã mô đun/môn học: MĐ 06
Giới thiệu mô đun
Mô đun Nuôi tắc kè sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong
chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô
đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: chuẩn
bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm
sóc, kiểm tra ấp nở, phòng và trị bệnh cho tắc kè sinh sản. Mô đun được
xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc
gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí
thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 44
giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 24 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý
thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu h ỏi, bài tập, bài
thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý
thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống,
nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng và trị bệnh cho tắc kè sinh
sản.
7
Bài 1: CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI (6 giờ)
Mục tiêu
- Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng
cụ, trang thiết bị chăn nuôi tắc kè sinh sản;
- Chuẩn bị được chuồng trại,
dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi
đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về
số lượng, chủng loại và chất
lượng.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị địa điểm xây
dựng
Căn cứ vào tập tính sinh Hình 6.1.1.
hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống Chuồng nuôi vách lưới B40
ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không thích rời chỗ ở cũ chuyển
đến nơi ở khác có thể chọn nơi cao
ráo, thoáng mát xây chuồng nuôi
tắc kè bán dã sinh.
Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch,
xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc
lưới sắt B40 (hình 6.1.1) vách
kiếng (hình 6.1.2), ống tre nứa,
kẻm sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối
màu.
2. Xác định diện tích Hình 6.1.2.
Kích thước chuồng: Chiều cao cố Chuồng nuôi vách kiếng
định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng:
1,2m đến 1,5m.
Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và s ố l ượng tắc kè
nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m.
Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50
con tắc kè sinh sản, khoảng 50 đến
100 con tắc kè thương phẩm.
3. Xác định kiểu chuồng và xây
dựng chuồng
Có thể làm bọng tổ nuôi tắc kè:
Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô
phỏng theo nơi thường ở của nó trong
tự nhiên.
Hình 6.1.3.
Tắc kè quen chui vào bọng tổ
8
Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột dài
khoảng 1,2 - 1,5 m; đường kính 20 - 25 cm, hoặc dùng ống lồ ô 40 cm2
thông 02 đầu, xếp lên từng ...