Danh mục

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (75 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ với các nội dung những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp; phân tích kết quả sản xuất; phân tích tình hình sử dụng các tiềm năng trong sản xuất; phân tích giá thành sản phẩm của doanh nghiệp; phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận; phân tích tình hình tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ: 1. Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh tế là phân chia các sự vật - hiện tượng, các quá trình, các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành; sử dụng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm rút ra kết luận tìm tính quy luật, xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. 2. Đối tượng: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là quá trình và các kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ được thể hiện qua các báo cáo thực hiện trong từng giai đoạn: tháng, quý, năm ... 3. Nội dung: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh. - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của một chỉ tiêu kinh tế và mức độ giá trị của sự biến động đó. 4. Nhiệm vụ: - Kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện và thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Khai thác mọi khả năng tiềm tàng, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. - Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và luật pháp của nhà nước. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: 1. Phương pháp so sánh: Có ba nguyên tắc: 1 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ a) Nguyên tắc 1: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là các gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu các năm trước. - Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức). - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, … nhằm đánh giá vị trí của doanh nghiệp. b) Nguyên tắc 2: Điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. - Về mặt thời gian: Cần thống nhất trên cả ba mặt: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. + Phải cùng một phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Có lợi nhuận trước thuế của hai doanh nghiệp A và B năm 2009 như sau: A là 100 triệu đồng; B là 50 triệu đồng. Doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn? 1) Doanh nghiệp A? 2) Doanh nghiệp B? 3) Ý kiến khác? c) Nguyên tắc 3: Kỹ thuật so sánh:  So sánh số tuyệt đối: Hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ so sánh (kỳ gốc, kỳ kế hoạch), kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng (giảm) của các hiện tượng kinh tế. Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ. Số tuyệt đối: 130 tr – 100 tr = 30 tr Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30 trđ.  So sánh số tương đối: Biểu hiện mức độ kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, hiệu suất. - Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. 2 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Công thức: Số tương đối Chỉ tiêu kỳ phân tích = x 100% hoàn thành kế hoạch Chỉ tiêu kỳ gốc Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ. 130 Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) = x 100% = 130% 100 Vậy doanh nghiệp đã đạt 130% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 30% kế hoạch đề ra. - Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: Công thức: Mức biến động = Chỉ tiêu kỳ - Chỉ tiêu x Hệ số tương đối phân tích kỳ gốc điều chỉnh Ví dụ: Tổng quỹ lương và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp X năm 2008. (ĐVT: tỷ đồng) Biến động Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Mức Tỉ lệ (%) 1 2 3 4=3-2 5 = 4/2 * 100 Doanh thu tiêu thụ 50 60 + 10 + 20 Tổng quĩ lương 1,8 1,98 + 0,18 + 10 Hãy cho biết doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp lý hay chưa? Biết rằng: Mức biến động tổng quỹ lương = Quỹ lương TH – Quỹ lương KH x % HTKH tiêu thụ  So sánh số bình quân: Phản ánh đặc trưng chung về mặt số lượng của một đơn vị, bộ phận hay tổng thể có cùng một tính chất. Hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là bình quân giản đơn và bình quân gia quyền. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: