Danh mục

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh gồm có 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh; Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp; Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trình độ: Cao đẳng Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Mã môn học: MH 14 Năm 2017 LỜI GIỚI THIỆU Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản trị. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế, hạch toán kế toán đã không ngừng phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, nhiều vấn đề mới kế toán cần được nhận thức đúng đắn. Để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và vận dụng nguyên lý kế toán của sinh viên kinh tế và các sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cuốn giáo trình nêu những kiến thức lý luận cơ bản nhằm giúp cho các học sinh, sinh viên của Nhà trường có tài liệu học tập, hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc đang học tại các trường thuộc khối kinh tế. Cuốn giáo trình gồm 05 chương: Chương 1 Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2 Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3 Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp Chương 4 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Chương 5 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nội dung cuốn giáo trình này được trình bày theo kết cấu chương trình môn học của Nhà trường, được cập nhật những kiến thức thực tế phù hợp với thời điểm hiện tại. Mặc dù đã có cố gắng trong việc biên soạn song cuốn sách này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp trong và ngoài trường, của đông đảo sinh viên và các bạn đọc quan tâm góp ý để tái bản lần sau cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Lào Cai, ngày .... tháng .... năm 2017 Chủ biên: Nguyễn Ngọc Châu 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH I. THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Khái niệm về thông tin kinh tế Thông tin trong kinh tế là những tín hiệu mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó trong quản lý kinh tế 2. Vai trò của thông tin trong quản lý kinh tế - Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý nói chung và người lãnh đạo nói riêng (với tư cách là tiền đề, là cơ sở của quản lý kinh tế); - Thông tin là công cụ của quản lý kinh tế; - Thông tin kinh tế là dấu hiệu của mức độ bình đẳng và dân chủ trong hoạt động kinh tế. * Những nhân tố làm tăng vai trò của thông tin trong kinh tế + Thứ nhất, sự bùng nổ về thông tin đòi hỏi phải có các phương pháp khoa học để thu thập xử lý một khối lượng lớn thông tin; + Thứ hai, sự ra đời của máy vi tính và những ngành khoa học quan trọng mới – điều khiển học, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống, tin học, v.v.. 3. Đặc điểm của thông tin trong kinh tế - Thông tin không phải là vật chất nhưng không tồn tại ngoài các giá trị vật chất (vật mang thông tin); - Thông tin trong quản lý kinh tế có số lượng rất lớn và có nhiều mối quan hệ; - Thông tin phản ánh trật tự và phẩm cấp của quản lý kinh tế. 4. Phân loại và yêu cầu đối với thông tin kinh tế 4.1. Phân loại thông tin kinh tế Mục đích của phân loại thông tin là nhằm: - Nghiên cứu chức năng của thông tin trong quản lý; 3 - Tổ chức hợp lý các dòng thông tin. 4.1.1. Phân loại theo quan hệ với một hệ thống cho trước Thông tin được chia thành: - Thông tin bên ngoài; - Thông tin bên trong. 4.1.2. Phân loại theo chức năng thể hiện Thông tin được chia thành: - Thông tin chỉ đạo; - Thông tin thực hiện. 4.1.3. Phân loại theo cách truyền tin Thông tin được chia thành: - Thông tin có hệ thống; - Thông tin không có hệ thống. 4.1.4. Phân loại theo nội dung của thông tin Thông tin được chia thành: - Thông tin khoa học – kỹ thuật; - Thông tin quản lý; - Thông tin kinh tế; - Thông tin văn hoá - chính trị - xã hội. 4.1.5. Phân loại theo hướng chuyển động Thông tin được chia thành: - Thông tin chiều ngang; - Thông tin chiều dọc; - Thông tin lên; - Thông tin xuống. 4.1.6. Phân theo số lần gia công Thông tin được chia thành: - Thông tin ban đầu (sơ cấp); - Thông tin thứ cấp. 4 4.1.7. Phân theo ý định của đổi thủ Thông tin được chia thành: - Thông tin giả; - Thông tin thật; - Thông tin phóng đại. 4.2. Yêu cầu đối với thông tin 4.2.1. Tính chính xác - Thông tin cần được đo lường chính xác và phải được chi tiết hoá ở mức độ cần thiết làm căn cứ cho việc đề ra quyết định được đúng đắn và tiết kiệm chi phí; - Thông tin phải phản ánh trung thực tình hình khách quan của đối tượng bị quản lý và môi trường xung quanh để có thể trở thành kim chỉ nam tin cậy cho quản lý. 4.2.2. Tính kịp thời - Thời gian là kẻ thù của thông tin, thời gian làm cho thông tin trở nên lỗi thờ ...

Tài liệu được xem nhiều: