Danh mục

Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (161 trang)

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.93 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống gồm có 12 chương vơi những nộ dung cụ thể sau: Phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin, khảo sát hiện trạng xác định yêu cầu hệ thống, mô hình nghiệp vụ của hệ thống, mô hình hóa quá trình xử lý, mô hình hóa logic tiến trình, giới thiệu về mô hình hóa dữ liệu, mô hình quan hệ, phân tích dữ liệu và yêu cầu chức năng, tính bắt buộc và không bắt buộc trong mối kết hợp, tập thực thể cha và tập thực thể con, mở rộng khái niệm mối kết hợp, sự chuẩn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (161 trang) 1 Giáo trình Phân tích thiết Kế Hệ Thống LỜI NÓI ĐẦU Chào mừng các bạn đến với môn học Phân tích thiết kế thống, một môn học rất thú vị, cần thiết trong việc xây dựng một ứng dụng thực tế. Nó cũng sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức cần thiết dùng để viết phần lý thuyết của đề án tốt nghiệp. Tài liệu sẽ cung cấp những kỹ năng cần thiết trong phân tích thiết kế một hệ thống thông tin quản ly. Tài liệu này một phần được dịch và biên soạn lại từ quyển sách Practical Data Modelling For Database Design của hai tác giả Renzo D’Orazio & Gunter Happel và từ Giáo trình Phân tích Thiết kế Hệ Thống của Nguyễn Văn Vỵ Tài liệu trình bày tường tận chi tiết các kỹ năng cần thiết trong phân tích thiết kế một hệ thống thông tin, từ việc trình bày các nguyên tắc cần thiết để phân biệt một khái niệm là tập thực thể hay thuộc tính đến việc trình bày hình ảnh dữ liệu bằng mô hình thực thể kết hợp. Nó cũng đào sâu vào các khía cạnh tập thực thể cha con, mối kết hợp một ngôi, mối kết hợp ba ngôi, nhiều mối kết hợp giữa các tập thực thể. Tài liệu có nhiều ví dụ cụ thể dễ hiểu từ đơn giản đến phức tạp. Dù đã cố gắng hết sức, tài liệu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sư đóng góp của các bạn. Mọi góp ý xin gởi về Th.S. Trần Đắc Phiến Bộ môn Hệ thống thông tin trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi chân thành cám ơn sự động viên và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp trong quá trình biên soạn tài liệu. 2 Giáo trình Phân tích thiết Kế Hệ Thống M ỤC L ỤC Chương 1 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN.................................................................. 3 Chương 2 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG XÁC ĐỊNH YÊU CẦU HỆ THỐNG...................................................................... 21 Chương 3 : MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ CỦA HỆ THỐNG.......................................................................................................... 32 Chương 4 : MÔ HÌNH HÓA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ.................................................................................................................. 42 Chương 5 : MÔ HÌNH HÓA LOGIC TIẾN TRÌNH ................................................................................................................ 57 Chương 6 : GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU....................................................................................................... 65 Chương 7 : MÔ HÌNH QUAN HỆ.............................................................................................................................................. 79 Chương 8 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ YÊU CẦU CHỨC NĂNG ........................................................................................ 89 Chương 9 : TÍNH BẮT BUỘC, KHÔNG BẮT BUỘC TRONG MỐI KẾT HỢP ................................................................. 96 Chương 10 : TẬP THỰC THỂ CHA VÀ TẬP THỰC THỂ CON ........................................................................................ 104 Chương 11 : MỞ RỘNG KHÁI NIỆM MỐI KẾT HỢP ........................................................................................................ 113 Chương 12 : SỰ CHUẨN HÓA ................................................................................................................................................ 123 CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................... 132 ----oOo---- Giáo trình Phân tích thiết Kế Hệ Thống 3 Chương 1 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. Khái niệm và thống thông tin Phát triển một HTTT là một quá trình tạo ra một HTTT cho một tổ chức. Quá trình đó bắt đầu từ khi nêu vấn đề cho đến khi đưa hệ thống vào vận hành trong tổ chức. Với thực tiễn của nhiều năm xây dựng các HTTT, những cơ sở phương pháp luận phát triển HTTT đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ và các điều kiện môi trường đã biến đổi. 1.1.1 Khái niệm và định nghĩa Có nhiều định nghĩa về HTTT khác nhau. Về mặt kỹ thuật, HTTT được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức. Ngoài các chức năng kể trên, nó còn có thể giúp người quản lý phân tích các vấn đề, cho phép nhìn thấy được một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Thông tin (Information) cũng nhu dữ liệu, thông tin có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Một định nghĩa bao trùm hơn cả xem thông tin là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho nhười sử dụng cuối cùng. Các hoạt động thông tin (information activitties) là các hoạt động xảy ra trong một HTTT, bao gồm cả việc nắm bắt, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và kiểm tra các hoạt động trong HTTT. Xử lý (processing) được hiểu là các hoạt động lên dữ liệu như tính toán, so sánh, sắp xếp, phân loại và tổng hợp… 1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và phổ biến nhất. Đối tượng phục vụ của HTTT quản lý thực sự rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa của bản thân tên gọi của nó. HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức (Keen, Peter GW.- một người đứng đầu trong lĩnh vực nầy). Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành của HTTT Năm yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh là: thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền…- phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục-quy trình và con người (hình 1.1). Các định nghĩa về HTTT trên đay giúp cho việc định hướng quá trình phân tích, thiết kế hệ thống. Tuy vậy, sự mô tả này là chưa đủ, cần đi sâu phân tích hệ thống cụ thể mới có sự hiểu biết đầy đủ về ...

Tài liệu được xem nhiều: