Danh mục

Giáo trình Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Văn Đức

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 804.24 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Giáo trình Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Văn Đức" nối tiếp phần 1 gồm chương với các kiến thức đó là biểu đồ chuyển trạng thái và biểu đồ hoạt động; biểu đồ kiến trúc vật lý và phát sinh mã trình; ví dụ áp dụng; mã trình phát sinh trong rose.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Văn Đức CHƯƠNG 6 BIỂU ĐỒ CHUYỂN TRẠNG THÁI VÀ BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG Biểu đồ chuyển trạng thái mô tả chu kỳ tồn tại của đối tượng, phân hệ và hệ thống. Biểu đồ hoạt động là mở rộng của biểu đồ trạng thái. Cả hai loại biểu đồ này điều mô tả khía cạnh động của hệ thống. Chương này trình bày các phần tử biểu đồ, biểu đồ chuyển trạng thái và biểu đồ hoạt động. Cuối chương là thực hành sử dụng UML để vẽ biểu đồ trạng thái cho một lớp trong thí dụ quản lý bán hàng. 6.1 BIỂU ĐỒ CHUYỂN TRẠNG THÁI Biểu đồ chuyển trạng thái bao gồm các thông tin về các trạng thái khác nhau của đối tượng, thể hiện các đối tượng chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác thế nào, hành vi của mỗi đối tượng trong mỗi trạng thái ra sao. Biểu đồ trạng thái chỉ ra chu kỳ sống của đối tượng, từ khi nó được tạo ra đến khi bị phá hủy. Nó còn cho biết các sự kiện ( thông điệp nhận được, kết thúc khoảng thời gian, điều kiện nào đó thành true ) tác động lên các trạng thái như thế nào.Biểu đồ này là giải pháp tốt nhất để mô hình hóa hành vi động của lớp. Thông thường trong một dự án sẽ không phải tạo ra mọi biểu đồ trạng thái cho mọi lớp. Nhiều dự án không sử dụng loại biểu đồ này. Nếu có lớp với nhiều hành vi động (lớp ở một trong nhiều trạng thái khác nhau) thì biểu đồ này có ích lợi. Mọi đối tượng đều có trạng thái; trạng thái là kết quả của các hoạt động do các đối tượng thực hiện trước đó. Đối tượng luôn luôn ở trong một trạng thái xác định vào một thời điểm. Thông thường trạng thái được xác định bởi các giá trị thuộc tính và các liên kết đến các đối tượng khác. Thí dụ nếu hai đối tượng của lớp Person và Company có quan hệ thì con người cụ thể của lớp Person không phải lúc nào cũng có việc làm mà nó sẽ ở một trong ba trạng thái là Employed (người lao động), Retired (người về hưu) hay Unemployed (thất nghiệp). Thí dụ về các trạng thái của đối tượng như sau: · Hóa đơn ( đối tượng ) đã được thanh toán ( trạng thái ). · Xê ô tô ( đối tượng ) đang đứng ( trạng thái ). · Chị B ( đối tượng ) làm nhiệm vụ bán hàng ( trạng thái ). Đối tượng thay đổi trạng thái khi cái gì đó xảy ra (gọi là sự kiện); thí dụ, ai đó thanh toán hóa đơn bán hàng, bắt đầu lái xe… Biểu đồ trạng thái được sử dụng để chỉ ra đối tượng phản ứng với các sự kiện như thế nào và trạng thái bên trong của chúng thay đổi ra sao. Khi quan sát đối tượng động ta phải quan tâm đến tương tác và sự thay đổi bên trong nó. Tương tác mô tả hành vi bên ngoài đối tựơng và tương tác với các đối tượng khác như thế nào (bằng gửi thông điệp). Giả sử ai đó thanh toán hóa đơn hàng thì hóa đơn thay đổi trạng thái từ chưa thanh toán (Unpaid) sang thanh toán (Paid). Khi hóa đơn mới được lập ra thì nó ở trạng thái chưa thanh toán như mô tả trên hình 6.1. Phát triển phần mềm bằng UML trang | 137 Unpaid Paying Invoice Paid Invoce destroyed Hình 6.1 Trạng thái của đơn hàng Biểu đồ trạng thái có điểm khởi đầu (hình tròn đen) và vài điểm kết thúc (hình tròn đen có đường bao); các hoạt động trong biểu đồ được đặt trong chữ nhật góc tròn. Trong chữ nhật có các dòng văn bản để chỉ ra các hành động. Giữa các trạng thái là quá độ trạng thái (thể hiện bằng mũi tên). Quá độ có thể có tên sự kiện gây ra biến đổi trạng thái. Khi sự kiện xảy ra thì có sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia (đôi khi còn gọi là cháy). Trên hình 6.1, trả tiền (Paying), lập hóa đơn (Invoice creaded) hủy hóa đơn (Invoice destroyed) là các sự kiện làm chuyển trạng thái. Hình 6.2 là thí dụ biểu đồ chuyển trạng thái của lớp Đăng ký môn học (Course). Trong thí dụ này, lớp Course có thể ở một trong các trạng thái như mở môn học (Open), kết thúc đăng ký môn học (Closed), bãi bỏ môn học (Cancelled) và hoàn thành môn học (Completed). Open Registration ended Course Cancelled Closed Course Cancelled Cancelled End of Semester Completed Hình 6.2 Biểu đồ chuyển trạng thái lớp Course Hình 6.3 là thí dụ biểu đồ trạng thái của thang máy. Thang máy bắt đầu từ tầng một, có nghĩa rằng nó đạng ở trạng thái On first floor, nó có thể đi lên (Moving up) hay đi xuống (Moving down). Nếu thang máy đang dừng tại tầng nào đó (Idle) thì sau khoảng thời gian nhất định nó đi lên tầng một (Moving to first floor). Biểu đồ trạng thái của thí dụ này không có điểm cuối. Phát triển phần mềm bằng UML trang | 138 On first go up Moving up floor arrived arrived Moving to Moving arrived Idle first floor down go down time out Hình 6.3 Biểu đồ trạng thái thang máy Biểu đồ trạng thái là cần thiết bởi vì nó giúp phân tích viên, người thiết kế và người phát triển hiểu hành vi đối tượng trong hệ thống. Đặc biệt, người phát triển phải hiểu rõ hành vi đối tượng vì họ phải cài đặt hành vi trong phần mêm. Họ không chỉ cài đặt đối tượng mà còn làm đối tượng thực hiện cái gì đó. 6.1.1 - Trạng thái Trạng thái là một trong các điều kiện có thể để đối tượng tồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: