Danh mục

Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.53 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại cung cấp cho người học những kiến thức như: Sản xuất cây trồng quy mô trang trại; Kỹ thuật thiết lập trang trại cây ăn trái, cây lúa; Thiết kế hệ thống tưới trong trang; Quản lý độ màu mỡ của đất trong trang trại; Cơ giới hóa trong trang trại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay cả nước có 20.065 trang trại (2012). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Do đặc điểm tự nhiên của nước ta không đồng đều nên tỷ lệ các loại hình kinh tế trang trại có sự phát triển khác nhau để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động. Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%. Qua số liệu trên cho thấy, số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi. Bên cạnh sự phát triển cũng có thực trạng các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhiều địa phương có kinh tế trang trại chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống thuỷ lợi, điện, thị trường… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giáo trình gồm có 5 chương. Chương 1: Sản xuất cây trồng quy mô trang trại Chương 2: Kỹ thuật thiết lập trang trại cây ăn trái, cây lúa Chương 3: Thiết kế hệ thống tưới trong trang trại Chương 4: Quản lý độ màu mỡ của đất trong trang trại Chương 5: Cơ giới hóa trong trang trại ii Môn học giúp cung cấp những kiến thức về quy mô, cách thức hoạt động cũng như một số vấn đề cơ bản để người học có thể nắm bắt nhanh chóng nếu có gặp loại hình kinh tế này về sau. Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Chủ biên Võ Thành Minh Quân iii MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT CÂY TRỒNG QUY MÔ TRANG TRẠI ................. 1 1. Trang trại là gì ............................................................................................... 1 1.1. Khái quát về trang trại ......................................................................... 2 1.2. Vai trò của trang trại ............................................................................ 5 1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tề trang trại.............................................. 7 1.4. Sự phát triển trang trại ở Việt Nam ..................................................... 7 1.5. Các loại hình trang trại ở Việt Nam ................................................... 11 2. Những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại ................................................. 12 2.1 Xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh ................................... 12 2.2 Lập kế hoạch hành động ..................................................................... 12 CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THIẾT LẬP TRANG TRẠI CÂY ĂN TRÁI, CÂY LÚA ..................................................................................................................... 15 1. Các mô hình sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL ............................................... 15 2. Thiết kế và xây dựng vườn.......................................................................... 16 2.1. Điều tra cơ bản chọn vùng canh tác ................................................... 16 2.2. Thiết kế vườn ..................................................................................... 16 2.3. Xây dựng bờ bao, cóng, bọng ............................................................ 17 2.4. Trồng cây chắn gió............................................................................. 18 2.5. Hệ thống giao thông ........ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: