Danh mục

Giáo trình Phát triển vùng: Phần 2

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.83 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Phát triển vùng" cung cấp cho người đọc các kiến thức 2 chương cuối gồm: Chính sách phát triển vùng, phát triển vùng ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phát triển vùng: Phần 2 C h ư ơ ng 5 C H ÍN H SÁCH PH ÁT TR IẺN VỪNG 1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VỪNG 1.1. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thuật ngữ chính sách (Policy) được sử dụng khá phổ biến vào trong các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi chủ thể kinh tể - xã hội đều có những chính sách riêng của mình. Chẳng hạn có chính sách cùa cá nhân, chính sách của doanh nghiệp, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách cùa các nước liên minh, chính sách của các tổ chức quốc tế. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), chính sách được hiểu là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đuờng lối nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực nào đó. Bản chất, nội dung, phương hướng của chính sách tùy thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Muốn định ra chính sách cần phải càn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu chung, phương hướng được xác định trong đuờng lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào điều kiện cụ thể. Chính sách quản lí nói chung, chính sách kinh tế - xã hội nói riêng là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà chủ thể quản lí sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lí để đạt đến những mục tiêu một cách tối ưu sau một thời gian xác định (Giáo trình Chính sách trong quản lí kinh tế - xã hội, Trường Đại học Kinh tể Quốc dân, 2006). 113 Thống nhất một số điểm chung của các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng, chính sách là tổng thể các hành động, các quan điểm với các công cụ, phương tiện và biện pháp mà chủ thể ban hành chính sách sử dụng để thực hiện các mục tiêu đã định trong một khoảng thời gian xác định. Một loại chính sách phổ biến liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội hàng ngày của mọi người, đó là chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Có thể phân loại chính sách kinh tế - xã hội theo các tiêu chí sau: - Càn cứ vào lĩnh vực tác động, chính sách kinh tế - xã hội gồm có: + Chính sách kinh tế: Là chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế cụ thể như: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại, chính sách phân phối thu nhập, chính sách cạnh tranh,... + Chính sách xã hội: Là các chính sách điều tiết các quan hệ xã hội, hướng xã hội phát triển một cách bình đẳng, vàn minh. Chính sách xã hội gồm có: Chính sách lao động và việc làm, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách giảm nghèo, chính sách bảo trợ xã hội... - Căn cứ vào phạm vỉ ảnh hường của chính sách, có thể chia chính sách kinh tế - xã hội thành các loại sau: + Chính sách vĩ mô: Là những chính sách được xây dựng nhàm vận hành và điều tiết nền kinh tế quốc dân, có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước. + Chính sách trung mô: Là chính sách có quy mô tác động lên những phân hệ của nền kinh tế - xã hội. Ví dụ: Chính sách phát triển ngành, chính sách phát triển vùng, chính sách phát triển thành phần kinh tể. + Chính sách vi mô: Là chính sách tác động lên các chủ thể kinh •t 1 I X tê - xã hội cụ thê như các doanh nghiệp, các tô chức, các đom vị,... 114 Chính sách vi mô bao gồm: chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sich thị trường của doanh nghiệp, chính sách sử dụng nhân lực của cbanh nghiệp,... - Căn cứ vào thời gian phát huy hiệu lực của chính sách kinh tế - xà hội gồm: + Chính sách dài hạn: Là những chính sách được thực thi lâu dài rhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của Nhà nước. + Chính sách trung hạn: Là những chính sách cỏ hiệu lực trong tìời gian từ 5 - 7 năm. + Chính sách ngắn hạn: Là những chính sách có hiệu lực trong khoảng thời gian dưới 3 năm nhằm vào giải quyết các vấn đề tương đấi nhanh chóng. - Căn cứ vào cấp quyết định chính sách kinh tế - xã hội gồm có: + Chính sách quốc gia do Quốc hội ra quyết định. + Chính sách của Chính phủ bao gồm chính sách của các Bộ, ngành trực thuộc Chính phủ. + Chính sách do chính quyền địa phương ra quyết định (Hội dồng nhân dân, ủ y ban nhân dân địa phương). Qua phân loại chính sách kinh tế - xã hội nói trên, chúng ta nhận tkấy chính sách phát triển vùng là chính sách kinh tế - xã hội thuộc tun trung mô do Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương) ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Nó là hành động can tkiệp của Nhà nước nhàm giải quyết các vấn đề cỏ liên quan đến phát tiển vùng. Chủ thể của chính sách phát triển vùng là Nhà nước. Đổi ượng của chính sách là các vùng kinh tế. Nội dung của chính sách là đều chinh các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên phạm vi vùng và giữa các vùng với nhau nhàm mục tiêu phát triển vùng cố hiệu quả. 1.2. Chính sách phát triển vùng 1.2.1. Khải niệm chính sách phát triển vùng Cho đến nay, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong xà ngoài nước có cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về 115 vùng, từ đó nghiên cứu về chính sách vùng. Trong khi khái niệm quốc gia là tương đối rõ ràng và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích của mỗi quốc gia với tư cách là một chủ thể nghiên cứu được thể hiện khá rõ thì vấn đề hội nhập giữa các vùng, đặc biệt là khi phân biệt thành các vùng hành chính nhiều khi không thể hiện được các lợi ích kinh tế tương ứng. Theo Bùi Nhật Quang (2006) có thể xem xét và phân biệt vùng theo ba góc độ khá riêng biệt bao gồm: (i ...

Tài liệu được xem nhiều: