Danh mục

Giáo Trình Phẫu Thuật Tuốt Bỏ Tĩnh Mạch Trướng Trong Điều Trị Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tĩnh mạch phình to, xoắn, đau đớn ở chi dưới gây ảnh hưởng cho những người cần phải đứng trong thời gian lâu dài trên đôi chân của mình. Tình trạng này được gọi là trướng tĩnh mạch, còn có thể phát triển trong thời kỳ mang thai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Phẫu Thuật Tuốt Bỏ Tĩnh Mạch Trướng Trong Điều Trị Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới Phẫu Thuật Tuốt Bỏ Tĩnh Mạch Trướng Trong Điều Trị Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới A-Tổng Quan: Tĩnh mạch phình to, xoắn, đau đớn ở chi dưới gây ảnh hưởng cho những ngườicần phải đứng trong thời gian lâu dài trên đôi chân của mình. Tình trạng này được gọilà trướng tĩnh mạch, còn có thể phát triển trong thời kỳ mang thai. Mang vớ hỗ trợ giảm bớt sự khó chịu cho những người có tình trạng này và liệupháp chích xơ có thể thành công trong việc loại bỏ nhiều tĩnh mạch trướng, đặc biệtcác tĩnh mạch sao. Tuy nhiên, nếu một tĩnh mạch bị thương tổn từ mắt cá tới bẹn, phẫuthuật cắt bỏ bằng thủ thuật tuốt bỏ tĩnh mạch (vein stripping) có thể sẽ là biện phápkhắc phục tốt nhất. H1-Giải phẫu học các tĩnh mạch nông (tĩnh mạch hiển), tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch đùi) và tĩnh mạch xuyên ở chi dưới H6- Một cas phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch trướng ở chi dưới Loại bỏ một tĩnh mạch không đặt ra vấn đề gì về lâu dài, vì sẽ có nhiều tĩnhmạch khác đảm nhận tiếp công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ. Trong quá trình thủthuật, phẫu thuật viên sẽ thực hiện các đường rạch nhỏ ở vùng đùi trên và phía trêntĩnh mạch bị trướng ở vùng cẳng chân. H7- Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch trướng ở chi dưới H8-Tuốt bỏ tĩnh mạch trướng Một thiết bị gọi là dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch (stripper) sẽ được luồn vào quavết rạch ở đùi và tạo đường hầm đến vết rạch trên tĩnh mạch này ở vùng cẳng chân.Tĩnh mạch sau đó sẽ được kéo rút ra và các vết rạch được may lại bằng chỉ. Toàn bộ thủ thuật có thể kéo dài từ 1-3 giờ.H9- Dùng stripper để tuốt bỏ tĩnh mạch hiển ở chi dưới: chú ý 2 vết rạch ở vùng bẹn (đầu vào) và vùng cẳng chân (đầu ra) H10-Hai đường rạch ở đùi và cẳng chân để luồn stripper vào tĩnh mạch hiển trong phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch trướng ở chi dưới B-Rủi ro Như đối với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, tuốt bỏ tĩnh mạch cũng đi kèm vớinhững rủi ro nhất định. Một số rủi ro có thể xảy ra là - Bệnh nhân có thể bị xuất huyết nội hoặc nhiễm trùng. - Cục máu đông có thể hình thành và di chuyển vào phổi, gây khó thở dothuyên tắc phổi. - Tổn thương thần kinh cũng là một tai biến có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhân viên y tế luôn cảnh giác với những biến chứng kể trên và sẽ cốgắng hết sức để đề phòng. H11- Hình ảnh nhồi máu phổi khi một cục máu đông di chuyển trong tĩnh mạch chủ dưới, vào tim phải, động mạch phổi và gây thuyên tắc phổi C-Chăm Sóc Tiền Phẫu - Một tuần trước khi phẫu thuật + Bệnh nhân cần ngưng dùng aspirin và ibuprofen; bác sĩ sẽ cho biết thời điểmcần ngưng thuốc. + Nếu phải dùng aspirin để điều trị bệnh tim mạch, không nên ngừng khi chưahỏi ý kiến bác sĩ. + Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang dùng bất cứ một loại thuốc nào khác. + Bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân có cần được trích máu hay không. - Vào đêm trước ngày phẫu thuật: + Bác sĩ có thể đề nghị dùng một viên thuốc ngủ. + Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (kể cảnước). Bác sĩ sẽ ấn định khi nào cần bắt đầu nhịn ăn. - Khi bệnh nhân đến bệnh viện + Cần báo cho bác sĩ trước khi dùng insulin, thuốc điều trị đái tháo đường,thuốc huyết áp, các thuốc tim mạch, hoặc bất kỳ thuốc nào khác vào ngày phẫu thuật. + Không đeo kính sát tròng khi đến bệnh viện, nhưng có thể đeo kính thường. D-Các Thủ Tục Cần Thực Hiện - Dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, huyết áp, mạch, nhịp thở. - Nghe tim, phổi. - Các xét nghiệm máu - Chụp X-quang: Kiểm tra tim, phổi. - Điện tâm đồ - Siêu âm mạch máu chi dưới - Đường truyền tĩnh mạch: để sử dụng thuốc hoặc dịch truyền. - Máy đo oxy-mạch đập (pulse oximeter): Clip nhỏ kẹp ở tai, ngón tay, hoặcngón chân, máy giúp đo lượng ôxy trong máu. - Đánh dấu các tĩnh mạch: Vị trí của các tĩnh mạch sẽ hiện rõ hơn khi bệnhnhân đang đứng, do đó, cần xác định chúng bằng mực đánh dấu trước khi bệnh nhânnằm xuống. - Gây mê: Cần thực hiện vô cảm trong thời gian phẫu thuật. Đối với loại phẫuthuật này, đã có sẵn các chọn lựa sau đây: + Gây tê tủy sống (spinal anesthesia): Cần tiêm vào cột sống. Bệnh nhân tỉnhtáo trong thời gian phẫu thuật nhưng sẽ tê ở vùng dưới thắt lưng. Cảm giác sẽ phục hồilại sau khoảng 2 giờ. + Gây tê ngoài màng cứng (epidural anesthesia): Đối với loại vô cảm này, mộtống nhỏ được đưa vào gần tủy sống, cho phép bổ sung thuốc trong quá trình phẫuthuật. Người bệnh tỉnh táo trong thời gian phẫu thuật nhưng sẽ tê dưới vùng thắt lưng.Cảm giác sẽ phục hồi lại ở chân khi thuốc gây tê tan đi. + Gây mê toàn thân: Bệnh nhân mê sâu trong suốt thời gian phẫu thuật. Có thểgây mê tĩnh mạch hoặc gây mê nội khí quản. E-Sau khi phẫu thuật - Các vết mổ sẽ được băng kỹ lại để giữ sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng. Điềudưỡng có thể mở băng để kiểm tra các vết khâu một thời gian ngắn sau phẫu thuật. - Bệnh nhân cần nghỉ tại giường cho đến khi bác sĩ cho phép đứng dậy. - Oxy: Cơ thể bệnh nhân có thể cần sử dụng thêm oxy qua mặt nạ hoặc qua ốngsông mũi. - Thở sâu và ho: Các bài tập này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi sau khi phẫuthuật. Hít thở sâu sẽ mở rộng các khí, phế quản. Ho giúp tống xuất đờm từ phổi ra.Bệnh nhân nên hít thở sâu và ho mỗi giờ lúc tỉnh táo, kể cả những khi tỉnh táo vào banđêm. Hãy hít thở sâu và ho liên tiếp 10 lần mỗi giờ lúc tỉnh táo. Nhớ kết hợp ho vớimỗi lần hít thở sâu. - Chườm nước đá: Khi đau hoặc sưng, có thể cho nước đá vào túi nhựa, bọc lạibằng khăn, và đặt trên vết mổ 15-20 phút mỗi giờ nếu cần thiết. Không nằm ngủ trêntúi nước đá. Chườm túi nước đá là hiệu quả nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều: