Danh mục

Giáo trình Phay, bào, mài mặt phẳng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 128      Loại file: docx      Dung lượng: 29.65 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (128 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Phay, bào, mài mặt phẳng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ; nắm được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào, mài; nêu được các các thông số hình học của dao phay, bào;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phay, bào, mài mặt phẳng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHAY, BÀO, MÀI MẶT PHẲNG NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... Của………………………………. 1 ............, năm.................. 2 LỜI GIỚI THIỆU Phay, bào là một trong những môn học quan trọng của học viên nghề cắt gọt kim loại. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và tham khảo của học viên cũng như giáo viên chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn, dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, các em học sinh để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. …............, ngày…..........tháng…........... Năm…… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2………. 3……….. ………... 3 MỤC LỤC Đề mục Trang 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phay, bào, mài mặt phẳng Mã mô đun: MĐ 17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: +Được bố trí vào học kì 2 của khóa học. + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành MĐ13. - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Là mô đun cung cấp các kiến thức và kỹ năng giúp học sinh có thể vận hành thành thạo các loại máy phay, bào, mài để gia công mặt phẳng. Mục tiêu của mô đun: -Kiến thức: + Trình bày được nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. + Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào, mài. + Trình bày được các các thông số hình học của dao phay, bào. + Trình bày được cấu tạo của đá mài, phương pháp chọn vật liệu đá mài phù hợp với vật liệu gia công. + Trình bày được quy trình gia công các dạng mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: + Vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào, mài đúng theo quy trình. + Lắp được đá mài lên máy đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật. + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao phay, bào. + Mài được dao bào mặt phẳng đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. + Gia công được các mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng đứng yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy đinh. 5 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của môđun: 6 BÀI 1 THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Giới thiệu: Sẽ không bao giờ thừa khi thường xuyên khẳng định “An toàn lao động là việc làm của mỗi người”. Để trở thành công nhân lành nghề, điều rất quan trọng là bạn phải có thói quen làm việc một cách an toàn, an toàn không chỉ cho bạn mà còn an toàn cho mọi người xung quanh bạn. Mọi người có thể bất cẩn ở mọi lúc, mọi nơi, chúng ta có thể thấy người này hoặc người kia không mặc đủ quần áo và trang bị bảo hộ lao động, làm nhiều việc bất cẩn hoặc thiếu an toàn. Mọi người thường nghỉ tai nạn chỉ xảy ra với người khác nhưng rất ít khi xảy đến với bản thân mình. Tuy nhiên chỉ với một khoảnh khắc bất cẩn là có thể xảy ra tai nạn với hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó “An toàn, an toàn và an toàn” phải là ý thức thường xuyên của mọi người. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp trước, trong và sau khi gia công phay, bào, mài. - Thực hiện được các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp trước, trong và sau khi phay, bào, mài. - Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. - Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Thực hiện công tác an toàn lao động 1.1. Khái niệm chung về công tác an toàn lao động 1.1.1. Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với 7 người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao độngtrong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: