Danh mục

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 1 - TS. Trần Văn Hiếu

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 1 gồm nội dung Chương 1 Khoa học và nghiên cứu khoa học, Chương 2 Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Tham khảo nội dung tài liệu để bổ sung các kiến thức hữu ích cho bản thân.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 1 - TS. Trần Văn Hiếu 1 LỜI NÓI ĐẦU * * * * Khoa học được coi là sản phẩm của nhận thức. Nó là môt hệ thống các quanđiểm, tri thức, đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. Vì vậy, nghiên cứu khoahọc là hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao. Muốn nghiên cứu khoa học cóhiệu quả phải có phương pháp. Nhằm đáp ứng nhu cầu về việc học tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học đốivới sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân, chúng tôi mạnh dạn biên soạn tàiliệu này. Công trình ra đời là kết quả của việc nghiên cứu, tập hợp rất nhiều tư liệukhác nhau. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rấtmong được sự đóng góp của bạn đọc. Cần Thơ, ngày 12 tháng 11 năm 2009 Người biên soạn Ts.TRẦN VĂN HIẾU 2 MỤC LỤC * * * * TrangChương 1:Khoa học và nghiên cứu khoa học………………………………………..03Chương 2: Các phương pháp nghiên cưú khoa học giáo dục………………………..11Chương3:Các hình thức nghiên cứu khoa học……………………………………….29Chương 4: Cách thức tiến hành một luận văn, một đề tài nghiên cứu khoa học…….37Tài liệu tham khảo……………………………..……………………………………49Phụ lục……………………………………………………………………………….50 3 Chương 1 KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1.KHOA HỌC 1.1.1 Khái niệm khoa học: Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp và tùy góc độ khác nhaucó quan niệm khác nhau. Khoa học bắt nguồn từ thực tiễn lao động sản xuất của conngười, do con người tạo ra và phục vụ cho cuộc sống của con người. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam:“Khoa học là nhữngđiều hiểu biết có phương pháp, có hệ thống và được thực nghiệm”. Theo Từ điển Triết học của Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva: “Khoa học là lĩnhvực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội vàtư duy và bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất nầy. Còn theo quan điểm của CULILLIER: Khoa học là hệ thống những nhận thứcvà nghiên cứu có phương pháp, nhằm mục đích khám phá ra những định luật tổng quátvà hệ thống. Từ những quan niệm trên, ta có thể rút ra định nghĩa khái quát: “Khoa học(KH) là hệ thống những trị thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về quy luật phát triểncủa tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử vàkhông ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội”. Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúngđắn nguồn gốc của sự phát triển của những sự kiện ấy, phát hiện những mối liên hệbản chất của các hiện tượng, trang bị cho con người những tri thức về quy luật kháchquan của thế giới hiện thực để con người áp dụng những quy luật đó trong thực tiễnsản xuất và đời sống. Khoa học góp phần nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, xem xét sự kiện mộtcách biện chứng, giải phóng con người khỏi những mê tín, dị đoan, mù quáng, hoànthiện khả năng trí tuệ của con người. Khoa học còn góp phần làm giảm nhẹ lao động và làm cho đời sống con ngườingày càng dễ dàng hơn, tạo điều kiện để con người có thể nâng cao quyền lực đối vớicác lực lượng tự nhiên. 1.1.2. Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. 4 - Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sốnghàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tựnhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết sự vật, về cách quản lý thiên nhiên vàhình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệmđược con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuynhiên, tri thức kinh nghiệm chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộctính của sự vật và mối quan hệ bên trong của sự vật và con người. Vì vậy, tri thứckinh nghiệm chỉ phát triển đến một mức hiểu biết nhất định, nhưng tri thức kinhnghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. - Tri thức khoa học: là hiểu biết được tích lũy có hệ thống nhờ hoạt độngnghiên cứu khoa học (NCKH), các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụngphương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựatrên kết quả quan sát, thu nhập qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫunhiên, trong hoạt động xã hội. Tri thức khoa học được tổ chức trong các ngành và cácmôn khoa học như: Triết học, sử họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: