Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại
Số trang: 144
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 136
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Phương pháp nghiên cứu khoa học" nhằm cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong nghiên cứu khoa học, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận nghiên cứu và cách trình bày các kết quả nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Giáo trình được kết cấu thành 5 chương và chia làm 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổng luận phương pháp nghiên cứu khoa học; thiết kế nghiên cứu; nghiên cứu định tính;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hà Nội, tháng 8/2015 1 2 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Kết quả thu được từ các hoạt động NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cho cuộc sống. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta như hiện nay, để khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học phải phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu phải được trang bị kiến thức và phương pháp NCKH. Sinh viên các trường đại học khi tiến hành làm luận văn, khóa luận, đồ án tốt nghiệp là bước đầu làm quen với hoạt động NCKH, và sau này, khi làm việc trong các cơ quan nghiên cứu cũng đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu của các sinh viên trong nhà trường cũng như cán bộ nghiên cứu trẻ mới ra trường, công tác nghiên cứu khoa học thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập. Chất lượng nghiên cứu chưa cao, phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu chưa xuất phát từ đòi hỏi thực tế xã hội mà thường bó hẹp trong nhà trường, chưa có tính ứng dụng cao... Từ thực tế đó, “Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học” được tập thể các tác giả trường Đại học Thương mại biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận nghiên cứu và cách trình bày các kết quả NCKH, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH. 3 “Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học” bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng luận về phương pháp nghiên cứu khoa học do GS. TS. Đinh Văn Sơn và PGS. TS. Vũ Mạnh Chiến biên soạn Chương 2: Thiết kế nghiên cứu do PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt và TS. Nguyễn Viết Thái biên soạn Chương 3: Nghiên cứu định tính do TS. Trần Thị Thu Phương và TS. Nguyễn Thị Liên biên soạn Chương 4: Nghiên cứu định lượng do TS. Trần Văn Trang và TS. Phạm Tuấn Anh biên soạn Chương 5: Viết và thuyết trình báo cáo nghiên cứu khoa học do TS. Nguyễn Thu Thủy và TS. Chử Bá Quyết biên soạn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu tham khảo giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn, PGS.TS. Phạm Đức Hiếu, PGS.TS. Bùi Đức Thọ, PGS.TS. Hà Văn Sự, TS. Lương Minh Huân và TS. Phan Thanh Tú đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình được hoàn chỉnh. Quá trình thực hiện biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp cũng như của các em sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa. Tập thể tác giả 4 Chương 1 TỔNG LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giới thiệu Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học. Cụ thể, phần đầu 1.1 sẽ trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học và các tiêu chí hay các phân loại nghiên cứu khoa học; tiếp theo, phần 1.2 gồm những thuật ngữ cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Trong phần 1.3, tiến trình tư duy của một nghiên cứu khoa học tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu chi tiết theo các bước cơ bản mà nhà nghiên cứu cần thực hiện. Cuối cùng, phần 1.4 đề cập đến cách trình bày các nội dung chính của các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Qua chương này, học viên sẽ có cái nhìn tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học, nắm được những vấn đề cơ bản như thế nào được gọi là một nghiên cứu khoa học, cách phân loại và đặc biệt cách trình bày theo đúng tiêu chuẩn của một nghiên cứu khoa học. Các nội dung này là nền tảng để học viên tiếp tục đi sâu tham khảo các nội dung ở các chương tiếp sau. 1.1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học Thuật ngữ nghiên cứu có nguồn gốc từ recherche trong tiếng Pháp (“recerchier” trong tiếng Pháp xưa và được sử dụng lần đầu vào năm 1577) với ý nghĩa ban đầu là sự tìm kiếm. Nghiên cứu có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa rộng nhất của Martyn Shuttleworth (2008), “nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức”. Creswell (2008) định nghĩa “nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm 5 gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề”. Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu là một “công việc có tính sáng tạo được thực hiện có hệ thống nhằm làm giàu kho tàng tri thức, bao gồm cả kiến thức của con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng kho tàng tri thức này để đưa ra những ứng dụng mới”. Nó được sử dụng để xây dựng hoặc kiểm định một thực tế, khẳng định các kết quả của công việc trước đó, giải quyết vấn đề mới hoặc hiện tại, hỗ trợ hoặc phát triển lý thuyết mới. Như vậy, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ thống để tìm hiểu cách thức và lý do hành xử của sự vật, hiện tượng, góp phần làm giàu kho tàng tri thức về môi trường tự nhiên và xã hội xung qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Thương Mại PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hà Nội, tháng 8/2015 1 2 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Kết quả thu được từ các hoạt động NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cho cuộc sống. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta như hiện nay, để khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học phải phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu phải được trang bị kiến thức và phương pháp NCKH. Sinh viên các trường đại học khi tiến hành làm luận văn, khóa luận, đồ án tốt nghiệp là bước đầu làm quen với hoạt động NCKH, và sau này, khi làm việc trong các cơ quan nghiên cứu cũng đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu của các sinh viên trong nhà trường cũng như cán bộ nghiên cứu trẻ mới ra trường, công tác nghiên cứu khoa học thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập. Chất lượng nghiên cứu chưa cao, phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu chưa xuất phát từ đòi hỏi thực tế xã hội mà thường bó hẹp trong nhà trường, chưa có tính ứng dụng cao... Từ thực tế đó, “Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học” được tập thể các tác giả trường Đại học Thương mại biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận nghiên cứu và cách trình bày các kết quả NCKH, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH. 3 “Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học” bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng luận về phương pháp nghiên cứu khoa học do GS. TS. Đinh Văn Sơn và PGS. TS. Vũ Mạnh Chiến biên soạn Chương 2: Thiết kế nghiên cứu do PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt và TS. Nguyễn Viết Thái biên soạn Chương 3: Nghiên cứu định tính do TS. Trần Thị Thu Phương và TS. Nguyễn Thị Liên biên soạn Chương 4: Nghiên cứu định lượng do TS. Trần Văn Trang và TS. Phạm Tuấn Anh biên soạn Chương 5: Viết và thuyết trình báo cáo nghiên cứu khoa học do TS. Nguyễn Thu Thủy và TS. Chử Bá Quyết biên soạn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu tham khảo giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn, PGS.TS. Phạm Đức Hiếu, PGS.TS. Bùi Đức Thọ, PGS.TS. Hà Văn Sự, TS. Lương Minh Huân và TS. Phan Thanh Tú đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình được hoàn chỉnh. Quá trình thực hiện biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp cũng như của các em sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa. Tập thể tác giả 4 Chương 1 TỔNG LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giới thiệu Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học. Cụ thể, phần đầu 1.1 sẽ trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học và các tiêu chí hay các phân loại nghiên cứu khoa học; tiếp theo, phần 1.2 gồm những thuật ngữ cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Trong phần 1.3, tiến trình tư duy của một nghiên cứu khoa học tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu chi tiết theo các bước cơ bản mà nhà nghiên cứu cần thực hiện. Cuối cùng, phần 1.4 đề cập đến cách trình bày các nội dung chính của các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Qua chương này, học viên sẽ có cái nhìn tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học, nắm được những vấn đề cơ bản như thế nào được gọi là một nghiên cứu khoa học, cách phân loại và đặc biệt cách trình bày theo đúng tiêu chuẩn của một nghiên cứu khoa học. Các nội dung này là nền tảng để học viên tiếp tục đi sâu tham khảo các nội dung ở các chương tiếp sau. 1.1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học Thuật ngữ nghiên cứu có nguồn gốc từ recherche trong tiếng Pháp (“recerchier” trong tiếng Pháp xưa và được sử dụng lần đầu vào năm 1577) với ý nghĩa ban đầu là sự tìm kiếm. Nghiên cứu có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa rộng nhất của Martyn Shuttleworth (2008), “nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức”. Creswell (2008) định nghĩa “nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm 5 gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề”. Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu là một “công việc có tính sáng tạo được thực hiện có hệ thống nhằm làm giàu kho tàng tri thức, bao gồm cả kiến thức của con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng kho tàng tri thức này để đưa ra những ứng dụng mới”. Nó được sử dụng để xây dựng hoặc kiểm định một thực tế, khẳng định các kết quả của công việc trước đó, giải quyết vấn đề mới hoặc hiện tại, hỗ trợ hoặc phát triển lý thuyết mới. Như vậy, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ thống để tìm hiểu cách thức và lý do hành xử của sự vật, hiện tượng, góp phần làm giàu kho tàng tri thức về môi trường tự nhiên và xã hội xung qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu định tính Chứng minh luận điểm khoa học Quy trình nghiên cứu định tínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1552 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 492 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Đề cương bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
74 trang 275 0 0 -
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
29 trang 227 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 222 0 0