Danh mục

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 6

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

• Cách tiếp cận theo khuyên nông khuyến lâm lan rộng Đây là cách tiếp cận dựa trên cách tiếp cận: Từ nông dân nên nông dân, bắt đầu được thử nghiệm và áp dụng từ giữa thập kỷ 80. Từ năm 1995 Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - ThuỵĐiển đã thử nghiệm và áp dụng khuyến nông khuyến lâm lan rộng ở một. số tỉnh miền núi phía Bắc dựa trên hình thức khuyến lâm từ người dân. Phương pháp này đang góp phần khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống khuyến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 6Sơ đồ 3.8. Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn(Cải biên từfarrington và Martin, 1988 -Nguyễn Bá Ngãi, 1998)• Cách tiếp cận theo khuyên nông khuyến lâm lan rộng Đây là cách tiếp cận dựa trên cách tiếp cận: Từ nông dân nên nông dân, bắt đầu được thử nghiệm và áp dụng từ giữa thập kỷ 80. Từ năm 1995 Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - ThuỵĐiển đã thử nghiệm và áp dụng khuyến nông khuyến lâm lan rộng ở một. số tỉnh miền núi phía Bắc dựa trên hình thức khuyến lâm từ người dân. Phương pháp này đang góp phần khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống khuyến nông khuyến lâm nhà nước là chưa có khả năng với tới được tất cả các thôn bản. Khuyến nông lan rộng dựa vào việc huy động nông dân và các tổ chức địa phương tham gia vào việc mở rộng công tác khuyến cáo và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới hoạt động ở địa phương. Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân, cộng đồng là trung tâm trong các hoạt động phổ cập, mở rộng, đặc biệt là khả năng tự quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông khuyến lâm của người dân và cộng đồng. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải tăng cường đào tạo cho nông dân, hình thành các tổ chức khuyến nông khuyến lâm thôn bản như: nhóm quản lý, nhóm cùng sở thích. Trong giai đoạn đầu yêu cầuphải lựa chọn các thôn điểm, phát động quá trình lan rộng từ thôn này sang thôn khác vàluôn tổng kết và bổ sung kinh nghiệm (Sơ đồ 3.9).Sơ đồ 3.9. Tiếp cận theo khuyên nông khuyến lâm lan rộng(Phạm Vũ Quyết, 1997)3.5.4.3. Hệ thống khuyến nông khuyên lâm từ người dânHiện nay đang tồn tại hai hệ thống khuyến nông khuyến lâm là: -Hệ thống khuyến nông khuyến lâm theo cấu trúc chiều dọc Đây là hệ thống khuyến nông khuyến lâm chính thức của nhà nước theo quan hệ thứ bậc: Trung ương có Trung tâm Khuyến nông quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh có Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm, thuộc SỞ NN &PTNT, huyện có Trạm khuyến nông khuyến lâm nằm trong Phòng NN & PTNT. Một sốnơi đang hình thành tổ chức khuyến nông khuyến lâm xã hoặc cụm xã...-Hệ thống khuyến nông khuyến lâm quan hệ chiều ngang Đây là hệ thống khuyến nôngkhuyến lâm không chính thức. Hệ thống này dựa trên cơ sở của sự hiểu biết về thông tin,trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa nông dân với nhau, giữa gia đình với nhau, từthôn này đến thôn khác với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng. Ở mộtsố nơi trong vùng của chương trình phát triển nông thôn miền núi, hệ thống này được tăngcường củng cố và đã hình thành tổ chức khuyến nông khuyến lâm thôn bản. Hai hệ thốngkhuyến nông khuyến lâm cần phải được liên kết với nhau nhằm hướng tới các hộ nông dânvà cộng đồng của họ thông qua chính sự tham gia của nông dân. Các hoạt động khuyếnnông khuyến lâm cấp thôn bản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều hoạt động khác nhau:từ xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và mở rộng phổ biến.Nông dân vừa là đối tượng của các hoạt độngkhuyến nông khuyến lâm, họ là người hưởng lợi của các chương trình khuyến nông vàcũng là người tham gia vào quá trình thực hiện khuyến nông khuyến lâm theo hình thứckhuyến nông khuyến lâm lan rộng. Nông dân tham gia vào các tổ chức khuyến nông khuyến lâm từ người dân theo cáchình thức chủ yếu sau:-Các câu lạc bộ của nông dân Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam.Các câu lạc bộ hoạt động và tồn tại dựa vào các thành viên tự nguyện, huy động vốn hoạtđộng từ các thành viên và lựa chọn đại diện để tham gia tập huấn và là người liên lạc chocâu lạcbộ giữa các thành viên với nhau và giữa câu lạc bộ với các tổ chức khuyến nông khuyếnlâm nhà nước... Ở một số địa phương đã thành lập một số câu lạc bộ sau: Câu lạc bộ thuộc hội nông dân. Câu lạc bộ do chính nông dân lập ra. Câu lạc bộ thành lập với sự hỗ trợ của khuyến nông khuyến lâm nhà nước. - Nhóm nông dân cùng sở thích Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, được hình thành trêncơ sở cùng chung một quan tâm hay điều kiện khả năng của các nông dân trong thôn bản,như các nhóm sở thích sau: Nhóm sở thích về trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. Nhóm sở thích về cây ăn quả. Nhóm sở thích về chăn nuôi. Nhóm quản lý tín dụng thôn bản. Nhóm sử dụng nước. Nhóm sản xuất theo cùng ngành nghề.+ Nhóm sản xuất theo dòng họ hay cụm dân cư... Mỗi nhóm sở thích thường chọn ra mộtnhóm trưởng làm nhiệm vụ liên lạc giữa các thành viên của nhóm và các cán bộ, tổ chứckhuyến nông khuyến lâm bên ngoài. - Nhóm quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn bảnMỗi thôn thành lập nhóm quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn. Thành viên của nhómnày từ 3 đến 5 người do dân bầu và tham gia tự nguyện. Thông thường họ là trưởng cácnhóm cùng sở thích. ...

Tài liệu được xem nhiều: