Danh mục

Giáo trình PLC cơ bản - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình PLC cơ bản với mục tiêu giúp các bạn đọc có thể trình bày được quy trình lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC; Lắp đặt, lập trình và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình PLC cơ bản - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH PLC CƠ BẢN Hà Tĩnh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU 2 Tự động hóa công nghiệp và dân dụng ngày càng phát triển. Bộ não trong các hệ thống tự động hóa là các bộ điều khiển lập trình PLC. Việc học tập nghiên cứu PLC cũng như vận hành nó dang là nhu cầu cấp thiết đối với học sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật. Hiện nay tài liệu về giảng dạy lập trình về bộ điều khiển lập trình PLC có rất nhiều tuy nhiên những giáo trình này viết còn khá chung chung, mang nặng tính lý thuyết và chủ yếu dành cho các đối tượng sinh viên đại học. Quyển giáo trình này ra đời với mục tiêu giúp cho các đối tượng học sinh, sinh viên học nghề có thể tiếp cận dễ dàng hơn với bộ điều khiển khả trình này. Tài liệu được chia làm 4 bài, giới thiệu các kiến thức cơ bản về PLC họ S7-1200 của Siemens. Mỗi bài ngoài phần lý thuyết cơ bản còn bổ sung thêm các ví dụ minh họa và các bài toán điều khiển ngoài thực tế giúp cho học sinh sinh viên nắm rõ hơn về loại thiết bị này. Dù đã rất cố gắng tuy nhiên tài liệu không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý chân thành của quý đọc giả để giúp tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin được gửi về địa chỉ email dosinguyenbkdn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn. Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tham gia biên soạn Đỗ Sĩ Nguyên - Chủ biên 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PLC Cơ Bản Mã mô đun:MĐ17 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 76 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun PLC cơ bản được thực hiện sau khi người học đã học xong các môn học, mô đun cơ sở; chuyên môn nghề liên quan như: Đo lường điện, Kỹ thuật cảm biến, Trang bị điện. - Tính chất: Là mô đun trong phần chuyên môn nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Trình bày được quy trình lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC ; - Kỹ năng: Lắp đặt, lập trình và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian(giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Lý Kiểm TT Tổng số nghiệm, thảo thuyết tra luận, bài tập Bài 1: Tổng quan về PLC và 40 20 20 hệ thống điều khiển 1. Tổng quan về hệ thống điều khiển bằng PLC 2. Tổng quan về PLC Siemens 3. Đấu nối tín hiệu vào/ra số 1 cho PLC 4. Lập trình cơ bản 4.1. Quy ước địa chỉ 4.2. Cấu hình phần cứng 4.3.Tập lệnh bit logic 4.4. Timer 4.5. Counter Bài 2: Lập trình điều khiển 2 đảo chiều quay động cơ KĐB 16 4 11 1 3 pha 1. Yêu cầu công nghệ 2. Thiết kế mạch điện 4 3. Lắp đặt 4. Lập trình 5. Vận hành chạy thử Bài 3: Lập trình điều khiển khởi động đổi nối sao tam giác 16 4 11 1 động cơ KĐB 3 pha 1. Yêu cầu công nghệ 3 2. Thiết kế mạch điện 3. Lắp đặt 4. Lập trình 5. Vận hành chạy thử Bài 4: Bài tập mở rộng 48 12 34 2 1. Yêu cầu công nghệ 4 2. Lập trình 3. Vận hành chạy thử Cộng 120 40 76 4 5 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN I. Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu trúc, hình dạng bên ngoài của PLC; - Lắp đặt và đấu nối được các tín hiệu vào/ ra số cho PLC; - Thiết lập được một dự án lập trình PLC sử dụng phần mềm Tia Portal; - Sử dụng được các lệnh lập trình cơ bản của PLC; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. II. Nội dung 1.Tổng quan về hệ thống điều khiển bằng PLC 1.1 Khái niệm điều khiển Điều khiển là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và tác động lên hệ thống để hệ thống đó đáp ứng được mục đích định trước Ví dụ: - Điều khiển bật tắt bóng đèn theo thời gian - Điều khiển khởi động động cơ,đảo chiều quay động cơ. - Điều khiển chuông báo. - Điều khiển tự động hóa các hệ thống sản xuất công nghiệp.... 1.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển Hình 1.1. Sơ đồ của một hệ thống điều khiển cơ bản - Trong đó:  r(t): tín hiệu vào  c(t): tín hiệu ra  cht(t): tín hiệu phản hồi  e(t) (error): sai số điều khiển  u(t) : tín hiệu điều khiển. - Để thực hiện được quá trình điều khiển như định nghĩa ở trên, một hệ thống điều khiển gồm có ba thành phần cơ bản là bộ điều khiển, đối tượng điều khiển và thiết ...

Tài liệu được xem nhiều: