Danh mục

Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng part 2

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 836.90 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn nữa, sự thay đổi về nhu cầu có thể dẫn đến sự thay đổi về mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịch chuyển mới của sản phẩm xuyên suốt mạng lưới phân phối. Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho như thế nào, quyết định về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗi nhà máy như thế nào, và thiết đặt dòng dịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến kho hàng hoặc từ kho hàng đến người bán...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng part 2Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng - 19 -của nhu cầu hoặc việc chấm dứt hợp đồng thuê các nhà kho hiện tại. Hơn nữa, sự thay đổi về nhucầu có thể dẫn đến sự thay đổi về mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịchchuyển mới của sản phẩm xuyên suốt mạng lưới phân phối. Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí vàcông suất của nhà kho như thế nào, quyết định về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗinhà máy như thế nào, và thiết đặt dòng dịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến khohàng hoặc từ kho hàng đến người bán lẻ, theo cách thức tối thiểu hóa tổg chi phí sản xuất, tồnkho và vận chuyển và thỏa mãn mức độ dịch vụ yêu cầu? Đây là một bài toán tối ưu phức tạp vàđòi hỏi công nghệ tân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết. 2. Kiểm soát tồn kho Hãy xem xét trường hợp một người bán lẻ duy trì tồn kho một sản phẩm cụ thể. Vì nhu cầukhách hàng thay đổi theo thời gian, nhà bán lẻ có thể sử dụng những dữ liệu quá khứ để dự báonhu cầu. Mục tiêu của nhà bán lẻ là phải quyết định điểm đặt hàng lại và mức đặt hàng để tốithiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho sản phẩm. Về cơ bản, tại sao người bán lẻ nên giữ tồnkho ở vị trí đầu tiên? Điều này có phải do sự không chắc chắn về nhu cầu kháhc hàng, hay quytrình cung ứng, hoặc do lý do nào khác? Nếu do sự không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, thếcó điều gì để giảm thiểu việc này không? Tác động của các công cụ dự báo được sử dụng trongviệc dự báo nhu cầu khách hàng là gì? Nhà bán lẻ có nên đặt hàng nhiều hơn, ít hơn hay chínhxác nhu cầu dự báo? Và cuối cùng, vòng quay tồn kho nào nên được sử dụng? Điều này có thayđổi giữa các ngành khác nhau không? 3. Các hợp đồng cung ứng Trong các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mối bên trong chuỗi tập trung vào lợinhuận riêng và vì thế ra các quyết định ít quan tâm đến tác động của chúng đến các đối tác kháctrong chuỗi cung ứng. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua được thiết lập thông quaphương tiện là các hợp đồng cung cấp cụ thể hóa về giá cả và chiết khấu số lượng, thời hạn giaohàng, chất lượng, hàng hóa gởi trả lại và ... Dĩ nhiên câu hỏi là liệu có hợp đồng cung ứng nào cóthể được sử dụng để thay thế chiến luợc chuỗi cung ứng truyền thống với một chiến lược khácnhằm tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng của toàn hệ thống? Cụ thể, tác động của chiết khấu sốlượng và các hợp đồng chia sẻ doanh số đến thành tích của chuỗi cung ứng là gì? Có chiến lượcđịnh giá nào mà nhà cung ứng có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩmhơn trong khi vẫn gia tăng lợi nhuận của nhà cung cấp? 4. Các chiến lược phân phối Câu chuyện thành công của Wal-Mart đã phản ánh tầm quan trọng của chiến lược phânphối cụ thể được biết đến là dịch chuyển chéo. Như đã đề cập ở phần trước, đây là chiến lượcphân phối mà qua đó các cửa hàng được cung cấp bởi các nhà kho trung tâm hoạt động như nhàđiều phối quy trình cung ứng và như điểm trung chuyển cho các đơn hàng đến từ các nhà buônbán bên ngoài, nhưng bản thân nó không giữ tồn kho. Chúng tôi xem những nhà kho như vậynhư là điểm dịch chuyển. Xem xét các câu hỏi sau: Bao nhiêu điểm dịch chuyển là cần thiết?Khoản tiết kiệm là gì khi sử dụng chiến lược dịch chuyển chéo? Chiến lược dịch chuyển chéonên được áp dụng trong thực tế như thế nào? Chiến lược dịch chuyển chéo tốt hơn chiến lược cổđiển mà ở đó các nhà kho lưu giữ tồn kho? Chiến lược nào một công ty cụ thể nên sử dụng:chiến lược dịch chuyển chéo, chiến lược phân phối cổ điển ở đó tồn kho được giữ ở các nhà kho,hoặc vận chuyển trực tiếp, chiến lược mà qua đó hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nhà cungứng đến các cửa hàng? 5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược Như được trình bày ở phần trước, thiết kế và thực thi một chuỗi cung ứng tối ưu ở góc độtoàn bộ là khó khăn bởi vì mục tiêu khác biệt và xung đột của các bộ phận và đối tác khác nhau.Tuy nhiên các câu chuyện kinh doanh thành công của National Semiconductor, Wal-Mart và- 20 - Quản trị chuỗi cung ứngP&G minh họa rằng chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ và tích hợp không những có thể thực hiệnđược mà nó còn có tác động rất lớn đến thành tích và thị phần của doanh nghiệp. Dĩ nhiên mộtngười có thể tranh luận rằng ba ví dụ này là tương ứng với các công ty lớn nhất trong ngành;những công ty này có thể thực thi các chiến lược và công nghệ mà các công ty khác không đủkhả năng. Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh ngày nay, hầu hết các công ty không có sự lựachọn; họ bị thúc ép phải tích hợp chuỗi cung ứng của họ và tham gia vào cộng tác chiến lược. Áplực này xuất phát từ cả khách hàng và đối tác trong chuỗi cung ứng của họ. Sự tích hợp này cóthể đạt được thành công như thế nào? Rõ ràng việc chia sẻ thông tin và hoạch định tác nghiệp làchìa khóa cho chuỗi cung ứng tích hợp thành ...

Tài liệu được xem nhiều: