Danh mục

Giáo trình QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - Chương 3

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường xuyên tham gia các hoạt động tại thị trường tài chính, tại đó giá trị của các tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu và các lại chứng từ có giá khác phụ thuộc vào khoản lợi nhuận kỳ vọng do chúng mang lại trong tương lai hoặc mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Mô hình chiết khấu dòng tiền (The Discounted Cash Flows- DCF) được sử dụng để xác định giá trị các tài sản tài chính bằng cách chiết khấu những khoản thu nhập kỳ vọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - Chương 3 Chương III: Giá trị của cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán CHƯƠNG III ĐỊNH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU GIỚI THIỆU Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường xuyên tham gia các hoạt động tại thị trường tài chính, tại đó giá trị của các tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu và các lại chứng từ có giá khác phụ thuộc vào khoản lợi nhuận kỳ vọng do chúng mang lại trong tương lai hoặc mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Mô hình chiết khấu dòng tiền (The Discounted Cash Flows- DCF) được sử dụng để xác định giá trị các tài sản tài chính bằng cách chiết khấu những khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai của chúng. Nội dung chương này đề cập đến một số vấn đề sau: 1. Định giá trái phiếu: trong đó đề cập đến các vấn đề: tầm quan trọng của việc định giá trái phiếu; phương pháp xác định giá trái phiếu; sự thay đổi giá trị của trái phiếu; rủi ro và giá trị của trái phiếu theo thị trường. 2. Định giá trị cổ phiêu: trong đó đề cập đến các vấn đề: lợi nhuận và giá trị của cổ phần thường; đánh giá tỷ suất sinh lời và rủi ro của cổ phần thường; mô hình định giá các tích sản vốn đầu tư. NỘI DUNG 3.1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 3.1.1. Phương pháp xác định giá trị của trái phiếu và các công cụ nợ. Để định giá chứng khoán người ta sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (The Discounted Cashflow - DCF). DCF là mô hình xác định giá trị chứng khoán bằng cách chiết khấu những khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai của chúng, mô hình này xem xét cả hai mặt thời gian và rủi ro (xem chương 2 mục 2.4). Ứng dụng đơn giản nhất của mô hình DCF là sử dụng để đánh giá giá trị của các công cụ nợ không trả lãi. Các trái chủ của các loại công cụ nợ này được trả tiền một lần, theo giá trị ghi trên chứng từ - thường gọi là mệnh giá (par or face value). Các công cụ nợ bao gồm Trái phiếu kho bạc, các loại giấy nợ ngắn hạn (Commercial paper) và chứng chỉ tiền gửi..., có thời hạn ngắn hơn một năm và thường được sử dụng làm hàng hoá giao dịch trên thị trường tiền tệ. Mặc dù thuật ngữ “trái phiếu” được dùng để đề cập đến các nghĩa vụ nợ dài hạn, song các công cụ nợ - còn được gọi là các chứng từ chiết khấu - có hầu như đầy đủ những đặc tính của trái phiếu ngoại trừ thời hạn của chúng ngắn hạn trái phiếu. Phương pháp xác định giá trị của các công cụ nợ được thể hiện qua các thí dụ sau: * Trường hợp thứ nhất: Một công ty lớn, có tình hình tài chính lành mạnh quyết định vay tiền trên thị trường bằng cách bán ra các giấy nợ ngắn hạn. Những giấy nợ này có mệnh giá 10.000.000 VNĐ, thời gian đáo hạn 6 tháng và công ty bán chúng với giá 9.569.378 VNĐ. Chúng ta có thể sử dụng mô hình DCF để tính toán lãi suất của loại chứng từ này bằng công thức: 26 Chương III: Giá trị của cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán n CFt ∑ (1 + k ) PV = (3.1) t t =1 PV = Giá trị hiện tại của tích sản tài chính CFt = Dòng lưu kim dự kiến của tích sản tài chính ở kỳ hạn t. n = Số kỳ hạn k = Tỷ lệ chiết khấu Vì lẽ, giấy nợ ngắn hạn được cam kết trả một lần khi đáo hạn và tỷ lệ chiết khấu mà người mua được hưởng được xác định như sau: 10.000.000 9.569.378 = 1+ k 10.000.000 ⇒k= - 1 = 0,045 = 4,5% 9.569.378 Hay lãi suất năm của giấy nợ này là: 4,5% x 2 = 9% * Trường hợp thứ hai: Áp dụng mô hình DCF để tính tỷ lệ chiết khấu của các trái phiếu không trả lãi. Đây là loại trái phiếu mà các doanh nghiệp phát hành cam kết sẽ hoàn trả một lần khi đáo hạn theo mệnh giá của trái phiếu. Chẳng hạn, một công ty lớn phát hành loại trái phiếu không trả lãi, có thời hạn 20 năm, có mệnh giá là 1.800 USD và giá bán là 200 USD. Tỷ lệ chiết khấu của những trái phiếu này là: 1800 200 = (1 + k )20 ⇒ (1 + k)20 = 9 ⇒ k = 20 9 - 1 = 0,1161 = 11,61%/năm Các thí dụ trên nhằm minh hoạ mối quan hệ giữa dòng lưu kim dự kiến trong tương lai, giá trị hiện tại của một tích sản tài chính và tỷ lệ chiết khấu của nó. Tỷ lệ chiết khấu này được hiểu như tỷ lệ hoàn vốn cần thiết trên vốn đầu tư. Nếu chúng ta dùng giá bán của tích sản tài chính để tính tỷ lệ chiết khấu, thì tỷ lệ này được coi là tỷ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường. Tỷ lệ chiếu khấu còn được hiểu là tỷ lệ hoàn vốn hay tỷ lệ vốn hoá, và khi sử dụng giá trị thị trường để tính tỷ lệ chiết khấu, thì tỷ lệ này được coi là tỷ lệ hoàn vốn hình thành trên thị trường hay tỷ lệ vốn hoá hình thành theo giá trị thị trường. Các nhà đầu tư thường có suất hoàn vốn hấp dẫn tối thiểu và thiết lập giá trị của riêng họ đối với bất cứ loại tích sản tài chính nào. Tỷ suất sinh lời cần thiết theo thị trường phản ánh tâm trạng chung của hàng ngàn nhà đầu tư. Giống như những người đi mua hàng, họ phải dạo khắp cửa hàng để mong mua được loại hàng vừa ý nhất trong số những hàng hoá đang bày bán. Tỷ lệ lãi suất chiết khấu hình thành trên thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị, bởi lẽ nó xác định mức chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi huy động thêm ngân quỹ định mức chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi huy động thêm ngân quỹ và nó có liên quan trực tiếp đến giá trị các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Cũng cần lưu ý rằng, mô hình DCF liên quan đến 4 yếu tố: giá trị hiện tại, dòng lưu kim dự ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: