Danh mục

GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 1

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 765.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐA DẠNG SINH HỌC, ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT1.1 ĐA DẠNG SINH HỌC Nhà địa lý người Ả Rập và một số tác giả khác của cuốn sách làm vườn thế kỷ thứ 10 sau công nguyên đã ghi nhận sự thay đổi có ý nghĩa của thế giới đạo hồi vùng nông thôn ở thời trung cổ (Watson 1983) liên quan đến đa dạng sinh học. Các cây trồng mới, hầu hết là cây lấy hạt, cây ăn quả, cây rau và một số cây trồng khác tạo nên sự đa dạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 1 Chương 1 ĐA DẠNG SINH HỌC, ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT1.1 ĐA DẠNG SINH HỌC Nhà địa lý người Ả Rập và một số tác giả khác của cuốn sách làm vườn thế kỷ thứ 10sau công nguyên đã ghi nhận sự thay đổi có ý nghĩa của thế giới đạo hồi vùng nông thôn ởthời trung cổ (Watson 1983) liên quan đến đa dạng sinh học. Các cây trồng mới, hầu hết làcây lấy hạt, cây ăn quả, cây rau và một số cây trồng khác tạo nên sự đa dạng cây trồng. Tácgiả Al-Jahiz (thế kỷ thứ 9 sau công nguyên) cũng ghi nhận có 360 giống chà là (Phoenixdactylifera) được bán ở chợ, thế kỷ sau đó Ibn Rusta cũng công bố có 78 loại nho (Vitisvinifera) được trồng ở vùng này. Al-Ansari đã viết về thị trấn nhỏ ở Bắc Phi năm 1400 saucông nguyên (AD) mô tả ở thị trấn này có 65 loại nho, 35 loại lê, 28 loại sung, 16 loại mơ ...Đây là những tài liệu đầu tiên đề cập đến đa dạng tài nguyên di truyền thực vật. Alexander và Humboldt có thể là những tác giả đầu tiên xem xét nguồn gốc cây trồngtừ năm1807. Đây có thể là lý do con người phát triển từ săn bắn sang trồng trọt, quan điểmnày đã được nhiều tác giả thảo luận như Ucko và Dimbleby (1969), Harlan và cs. (1976),Zeven và de Wet (1982), Smith (1995), Harris (1996) và Diamond (1997). Alphonse deCandolle trong cuốn sách ông viết năm 1882 “Origine de Plantes Cultivées”, đã chỉ ranguồn gốc nơi cây trồng được thuần hóa là: Trung Quốc, Tây Nam Á (gồm Ai Cập và ChâuÁ). Năm 1926, trong hội nghị di truyền Quốc tế lần thứ 5 tại Berlin, CHLB Đức nhà thựcvật học người Nga N. I. Vavilov đã trình bày lý thuyết của ông về trung tâm phát sinh câytrồng lần đầu tiên. Lý thuyết của ông là một công trình vĩ đại được ứng dụng đến ngày nay,ông tiếp tục nghiên cứu đến khi ông mất vào năm năm 1943. Harlan và cs. (1976) coi CậnĐông là Trung tâm cách mạng nông nghiệp “Center of Agricultural Innovation”, nơi lúamạch đầu tiên được thuần hóa, sau đó là lúa mỳ, muộn hơn là đậu Hà Lan, đậu lăng... Cácloài cây ăn quả thân leo và thân gỗ được thuần hóa đưa vào hệ thống trồng trọt cùng với cáckỹ thuật nông nghiệp khác được hình thành ở Trung tâm này.1.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học Khái niệm đa dạng sinh học (Biodiversity) được nhiều cơ quan quốc tế và các nhà khoahọc đưa ra, bốn khái niệm được nhiều người quan tâm sau đây:+ “Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng sinh thái)” (theo công ước đa dạng sinh học năm 1992)+ “Đa dạng sinh học là đa dạng các loài thực vật, động vật, vi sinh vật tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, tác nhân thụ phấn, thiên địch, giun đất, vi sinh vật đất là thành phần đa dạng chìa khóa, chúng đóng vai trò sinh thái quan trọng trong quá trình chuyển gen, điều khiển tự nhiên, chu kỳ dinh dưỡng và tái thiết lập cân bằng”+ Đa dạng sinh học nông nghiệp được nêu ra trong những năm 1980, trong lý thuyết chung của đa dạng sinh học, tương tự đa dạng dang sinh học, đa dạng sinh học nông http://www.ebook.edu.vn 7 nghiệp có những mức khác nhau, liên quan đến đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp cũng như các loài cây trồng và gia súc. “Đa dạng sinh học nông nghiệp là biến dị di truyền trong quần thể, các giống và chủng, với nghĩa rộng hơn nó bao gồm cả hệ vi sinh vật đất trong khu vực trồng trọt, côn trùng , nấm, các loài hoang dại cũng như văn hóa địa phương”.+ “Đa dạng sinh học là biến dị có mặt trong tất cả các loài thực vật và động vật, vật liệu di truyền của chúng và hệ sinh thái nơi các biến dị đó xảy ra. Đa dạng ở ba mức (1) đa dạng di truyền (biến dị trong gen và trong kiểu gen); (2) đa dạng loài (sự phong phú các loài) và (3) đa dạng sinh thái (cộng đồng loài và môi trường của chúng) Ba mức độ của đa dạng sinh học là đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinhthái được khái niệm như sau: + Đa dạng di truyền: Đa dạng di truyền là nhiều gen trong một loài, mỗi loài có các cá thể , mỗi cá thể là tổhợp các gen đặc thù, có nghĩa là loài có các quần thể khác nhau, mỗi quần thể có tổ hợp ditruyền khác nhau. Do vậy bảo tồn đa dạng di truyền phải bảo tồn các quần thể khác nhaucủa cùng một loài. + Đa dạng loài: Đa dạng loài là nhiều loài trong một vùng hay một nơi sinh sống tự nhiên (rừng mưa,rừng ngập mặn và nơi sinh sống tự nhiện khác). Loài có thể tạo thành các nhóm, mỗi nhómcó cùng một số đặc điểm hay tập tính sinh sống nào đó. + Đa dạng hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái là nhiều hệ sinh thái tron ...

Tài liệu được xem nhiều: