Danh mục

Giáo trình Quy hoạch mặt bằng công nghiệp: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.32 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của giáo trình "Quy hoạch mặt bằng công nghiệp" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: một số công trình chính trên sân công nghiệp; nhà dân dụng và nhà công nghiệp; các dạng kết cấu chịu lực nhà công nghiệp và cơ sở lựa chọn;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quy hoạch mặt bằng công nghiệp: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CHÍNH TRÊN SÂN CÔNG NGHIỆP 3.1 Tháp giếng 3.1.1 Khái niệm Khái niệm: Tháp giếng là một công trình kỹ thuật dựng trên miệng giếng để giữ các vành của trục tải. Tháp giếng nhận những ứng lực xuất hiện trong quá trình vận hành của trục tải. Trong các loại tháp thép cố định thì tháp giếng 4 cột được sử dụng rộng rãi, vì có những ưu điểm sau: - Là một trong những tháp hợp lí về kinh tế nhất; - Tháp bảo đảm độ ổn định nhờ góc nghiêng () và độ thách (l) của chân chống; - Khi cần tăng chiều cao của tháp, thời gian dừng trục để nâng chiều cao không lâu so với các loại tháp khác; - Tháp trang bị bộ hãm tự động là hợp lý; - Tháp có kết cấu đơn giản. Tháp thuộc hệ siêu tĩnh bậc 1 nên tính toán phức tạp. Về mặt kết cấu, tháp giếng là một dàn khung đứng (tháp kim loại) hay một ống hình trụ (tháp bê tông cốt thép) và gồm có bốn bộ phận chính: đầu tháp, thân tháp, chân chống và khung đế. Hình 3 - 1.1: Sơ đồ cấu tạo tháp thép Trong đó: C2- khoảng cách từ tim vành đến mức trên của dàn vành; 49 hDV- chiều cao dàn vành; Hth- chiều cao tháp giếng; C1- khoảng cách từ mức  0 đến tim mặt móng, C1 = 0,5 -:- 1,3m nhưng không lớn hơn 1/3 chiều cao móng và phải đảm bảo sao cho sàn tiếp nhận ở mức 0. Ngoài ra còn có tháp chữ A, tháp kép, tháp kép, tháp 4 cột 2 chân chống, tháp trụ: a) Tháp chữ A b) Tháp kép c) Tháp 4 cột 2 chân chống d) Tháp trụ Hình 3 - 1.2: Các loại tháp thép khác Tháp trụ: Khi khai thác các mỏ sâu thường áp dụng tháp trụ. Thân tháp có dạng hình trụ, lát kín bằng thép lá và tăng sức bằng thép góc. Đầu tháp liên kết với thân tháp và chân chống bằng các dàn. Tháp có khả năng thay đổi chiều cao và che 50 kín giếng. Song tháp có nhược điểm là trọng lượng lớn, tốn kim loại và khó trang bị đầu tháp. 3.1.2 Cấu tạo tháp thép bốn cột 3.1.2.1 Đầu tháp Đầu tháp là phần trên của tháp dùng để đặt vành, gồm có sàn vành, dàn vành, dàn mặt bên, dầm đầu của thân tháp và dầm đầu của chân chống. - Dàn vành: Gồm các cột nối với nhau bằng các liên kết ngang và nghiêng dùng để đỡ vành. Dàn vành tựa lên dầm đầu của chân chống và thân tháp. - Sàn vành: Ở mức đai trên của dàn vành và dàn mặt bên có đặt sàn vành; sàn vành được ghép từ thép tấm và hàn với cấu kiện của dàn, tạo cho sàn cứng vững. Sơ đồ đầu tháp: Phụ thuộc vào số lượng và loại thùng trục ta có sơ đồ: đầu tháp 2 trục và sơ đồ đầu tháp 1 trục. - Trường hợp 1 trục: Trường hợp 1 trục có hai cách bố trí vành, do đó có hai sơ đồ đầu tháp. (a) ( b) Hình 3 - 1.3: Sơ đồ bố trí 2 vành trên cùng một mức và trên cùng một mặt - Sơ đồ bố trí hai vành trên cùng một mức, đầu tháp chỉ chiếm một tầng, do vậy chiều cao tháp giảm đi và kết cấu đơn giản. - Sơ đồ bố trí hai vành trên cùng một mặt, ở sơ đồ này vành nọ đặt trên vành kia, do vậy đầu tháp chiếm ba tầng và kết cấu phức tạp. Do vậy, sơ đồ này ít dùng. - Trường hợp 2 trục: 51 Đối với những mỏ trang bị hai trục, có thể một trục kíp và một trục ca hoặc hai trục ca và có 3 sơ đồ đầu tháp (hai trục về một phía, hai trục vuông góc với nhau, hai trục về hai phía). ở đây giới thiệu một sơ đồ thường được áp dụng trong thực tế - đó là sơ đồ bố trí hai trục về một phía của tháp giếng. Theo sơ đồ này, trục nọ bố trí sau trục kia. Các vành của trục kíp nằm ở sàn trên và bố trí trên cùng một mức, còn các vành của thùng ca đặt trên cùng một mặt. Như vậy ở sàn trên đặt 3 vành còn vành thứ 4 đặt thấp hơn. Sơ đồ này tiện về cả kết cấu và sản xuất. Tháp chỉ chịu tải trọng một chiều do sức căng của dây cáp trục, nên chỉ cần một chân chống. 3.1.2.2 Thân tháp Thân tháp là một dàn - khung và tựa lên các dầm khung đế đặt trên miệng giếng. Nhiệm vụ chính của thân tháp là đỡ đầu tháp và đặt đường định hướng. Ngoài ra, thân tháp còn gá các cáp điện, các dầm cam, đường cong dỡ tải và đặt bộ phận giảm xóc cho dây cáp hãm. 3.1.2.3 Chân chống Chân chống gồm hai thanh liên kết với nhau và với tháp nhờ thanh giằng thành một khối và đặt về phía trục tải. Chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi các lực chủ yếu của trục tác động và tiếp nhận phần chính của các tải trọng này. Hướng của chân chống gần trùng với phương sức căng tổng hợp của dây cáp trục. Độ thách của chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi có tải trọng tác dụng vào các mặt bên. Góc nghiêng của chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi tải trọng tác dụng vào mặt chính hoặc mặt sau. a) b) Hình 3.14 a) Khung đế tựa lên miệng giếng 52 b) Sơ đồ bố trí 2 trục về một phía của tháp. 3.1.2.4 Khung đế: Khung đế dùng để đặt thân tháp; nó được chế tạo từ những dầm cán hoặc những dầm ghép tiết diện hình chữ I. Khung đế tựa lên miệng giếng và đặt thấp hơn độ cao 0 để đảm bảo sàn tiếp nhận ở độ cao 0. 3.1.3 Các loại tải trọng tác dụng lên tháp 3.1.3.1 Các loại tải trọng tính toán - Tải trọng do sức căng của dây cáp trục; - Tải trọng do trọng lượng bản thân; - Tải trọng gió lên thân tháp; - Sức căng trong đường định hướng; - Ứng lực đứt của dây cáp trục. và các tải trọng khác… * Tải trọng do sức căng của dây cáp trục Dây tháp trục truyền tải trọng lên tháp khi các vành bố trí trên cùng 1 mức hay trong cùng 1 mặt đều vòng qua vành và nghiêng trên mặt phẳng nằm ngang với những góc khác nhau, tùy theo vị trí và kết cấu của trục tải. Ở trạng ...

Tài liệu được xem nhiều: