Danh mục

Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng - MĐ02: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 4 bài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng - MĐ02: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG Mã số: MĐ 02 NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dƣới 3 tháng Hà Nội, năm 2011 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định độ sâu, vị trí đàn cá và các chướng ngại vật trên biển là rất quan trọng. Vì vậy hầu như tất cả các tàu đánh cá hoạt động trên biển đều trang bị máy Đo sâu dò cá đứng. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Bài 2: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Koden CVS-106 Bài 3: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FCV-668 Bài 4: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ 3 Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG .................................... 6 Bài 1. CÁC BỘ PHẬN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ....................... 6 MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG ........................................................................ 6 1. Các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng: ..................................................... 6 2. Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng: ........................................ 7 Bài 2. SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG CVS – 106 ......................... 8 1. Giới thiệu chung: ............................................................................................ 9 1.1. Các thông số kỹ thuật: ................................................................................. 9 1.2. Sơ đồ mặt máy:.......................................................................................... 10 1.3. Tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: ..................................... 10 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS – 106: .................................. 11 2.1. Chuẩn bị máy: ........................................................................................... 11 2.2. Mở máy, điều chỉnh độ sáng màn hình: ..................................................... 12 2.3. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy: ...................................................... 13 2.4. Đọc màn hình của máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106:................... ...

Tài liệu được xem nhiều: