Danh mục

Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng điện động cơ xăng - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ cao đẳng): Phần 1

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.61 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng điện động cơ xăng gồm có 7 bài học và được chia thành 2 phần. Phần 1 với những nội dung sau: Hệ thống khởi động, hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng điện động cơ xăng - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ cao đẳng): Phần 1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH: SCBD ĐIỆN ĐỘNG CƠ XĂNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ (dùng cho trình độ cao đẳng) HCM, NĂM 2019 -1- MỤC LỤC BÀI 1: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG .......................................................................... 2 BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ.................................................... 36 BÀI 3: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ........................................................................ 40 BÀI 4: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA .......................................................................... 68 BÀI 5: CẢM BIẾN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN XĂNG ......................................... 79 BÀI 6: CÁC HỆ THỐNG KHÁC TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG ........................... 151 BÀI 7: HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN ..................................................................... 164 -2- BÀI 1: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu Hệ thống khởi động là hệ thống dùng để khởi động xe chạy. Phần này có ý nghĩa quan trọng trong đối với người học. Người học phải nắm vững phần này để có thể tiếp tục học các phần còn lại của môn học. Mục tiêu Sau khi học xong chương này, người học sẽ có khả năng: - Nêu được cấu tạo của mô tơ khởi động - Kiểm tra được các chi tiết trong mô tơ khởi động - Tháo máy khởi động ra khỏi xe và lắp trở lại - Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động Nội dung chính I. Vấn đề khởi động động cơ đốt trong Để khởi động động cơ đốt trong, cần phải truyền cho trục khuỷu của nó số vòng quay nhất định, đủ để nổ máy, còn sau đó thì động cơ sẽ làm việc tự lập. Cơ cấu khởi động của các động cơ đốt trong hiện nay chủ yếu là bằng động cơ điện.  Công suất của hệ thống khởi động phụ thuộc vào:  Moment cản của động cơ  Tính năng khởi động của động cơ Giá trị của moment khởi động Giá trị moment cản của động cơ bao gồm: moment ma sát của động cơ và moment ma sát của các cơ cấu phụ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ nhớt của dầu bôi trơn. Tính năng khởi động Chỉ tiêu đánh giá tính năng này là: Số vòng quay khởi động tối thiểu Nhiệt độ tới hạn đảm bảo cho việc khởi động Số vòng quay tối thiểu: số vòng quay tối thiểu đảm bảo điều kiện tối thiểu cho động cơ có thể làm việc được Động cơ xăng: nkđ = trên 50v/p Động cơ diesel: nkđ = khoảng 200v/p hoặc hơn II. Yêu cầu phân loại hệ thống khởi động Yêu cầu  Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể hoạt động được  Nhiệt độ làm việc không quá giới hạn cho phép  Đảm bảo khởi động được nhiều lần Phân loại Theo kiểu đấu dây: -3-  Loại nối tiếp  Loại hỗn hợp Theo cách truyền động:  Truyền động trực tiếp với bánh đà: loại quán tính, loại cưỡng bức, loại tổ hợp.  Truyền động thông qua hộp giảm tốc. Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát mạch khởi động III. Cấu tạo máy khởi động Máy khởi động điện là cơ cấu sinh ra moment quay và truyền cho bánh đà động cơ. Cấu tạo máy khởi động gồm 3 bộ phận chính: motor khởi động (động cơ điện 1 chiều), rơle gài khớp và công tắc từ. Hình 3.2 Chi tiết trong máy khởi động -4- 1. Motor khởi động (động cơ điện 1 chiều) Là bộ phận biến điện năng thành cơ năng. Cấu tạo gồm: - Rotor: trục, khối thép từ, cuộn dây phần ứng và cổ góp điện - Stator: vỏ, các má cực và các cuộn dây kích thích 2. Cơ cấu gài khớp Là bộ phận truyền moment từ motor khởi động đến bánh đà, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ cho motor khởi động. Theo nguyên tắc truyền động cơ cấu truyền động được chia ra các loại sau:  Loại quán tính: bánh răng của khớp truyền động tự động văng theo quán tính để ăn khớp với bánh đà, còn sau khi động cơ hoạt động rồi thì bánh răng lại bị đẩy trở về vị trí cũ một cách tự động  Loại cưỡng bức: bánh răng của khớp truyền đồng khi vào ăn khớp hoặc khi đi ra khỏi bánh đà thì đều chịu sự điều khiển cưỡng bức của một cơ cấu nào đó  Truyền động tổ hợp: bánh răng của khớp truyền động khi vào ăn khớp với bánh đà thì cưỡng bức còn khi tác khỏi bánh đà thì tự động. 3. Cơ cấu điều khiển Là cơ cấu dùng để điều khiển hoạt động của motor khởi động. Có hai phương pháp điều khiển chính là: - Loại trực tiếp: nối trực tiếp cọc (+) accu vào motor khởi động; - Loại gián tiếp: dùng rơle, solenoid khởi động. 4. Các cơ cấu điều khiển trung gian trong hệ thống khởi động a. Rơ le khởi động trung gian Là thiết bị dùng để đóng mạch điện nhằm cung cấp điện cho motor khởi động, thiết bị này có nhiệm vụ giảm dòng qua công tắc máy. b. Rơle gài khớp Dùng để đẩy bánh răng của máy khởi động vào ăn khớp với bánh đà và đóng tiếp điểm đưa dòng điện đến motor khởi động, giữ yên tiếp điểm cho đến khi quá trình khởi động kết thúc. c. Rơle bảo vệ khởi động Công dụng Dùng để bảo vệ máy khởi động trong các trường hợp sau: - Khi tài xế không nghe được tiếng động cơ nổ - Khởi động bằng điều khiển từ xa - Khởi động lại nhiều lần Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle khoá khởi động Khi bật công tắc khởi động: dòng điện đi qua cuộn dây Wbv qua cuộn kích máy phát về mass ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: