Danh mục

Giáo trình Sửa chữa Mainboard - Hoàng Tùng

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.72 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Sửa chữa mainboard được biên soạn bởi trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp theo phương pháp tiếp cận theo năng lực (APC) ban hành năm 2019. Giáo trình gồm các nội dung: sử dụng dụng cụ, thiết bị chuyên dụng sửa chữa Mainboard; tìm hiểu về Mainboard; chẩn đoán; xác định hư hỏng; khắc phục hư hỏng; hoàn thiện sản phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sửa chữa Mainboard - Hoàng Tùng LỜI GIỚI THIỆU Đây là năng đặc thù nghề kỹ thuật Sửa chữa, lắp ráp máy tính, chủ yếu nhằm phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản về: Mô tả cấu tạo, hoạt động của Mainboard PC; tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa, thay thế các linh kiện, thiết bị/bộ phận của mainboard PC. Năng lực này bố trí giảng dạy sau năng lực sửa chữa bộ nguồn, sửa chữa màn hình Tài liệu Sửa chữa mainboard được biên soạn cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp. Nội dung được viết theo phương pháp tiếp cận theo năng lực (APC) ban hành năm 2019. Tài liệu này cung cấp kỹ năng phục vụ cho các thành tố năng lực: 1. Sử dụng dụng cụ, thiết bị chuyên dựng sửa chữa mainboard; 2. Tìm hiểu về Mainboard; 3. Chẩn đoán; 4. Xác định hư hỏng; 5. Khắc phục hư hỏng; 6. Hoàn thiện sản phẩm. Tài liệu gồm 3 bài, mỗi bài bao gồm các nội dung cho các thành tố năng lực, cụ thể như sau: Bài 1: Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dung sửa chữa mainboard. Nội dung bài 1 phục vụ cho thành tố năng lực 1. Bài 2: Tìm hiểu mainboard máy tính Nội dung bài 2 phục vụ cho các thành tố năng lực số 2,3,4. Bài 3: Tổng hợp các hư hỏng và cách khắc phục cho mainboard Nội dung bài 3 phục vụ cho các thành tố năng lực 5,6. Trong quá trình viết, tôi có tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành sửa chữa mainboard. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về kiến thức, rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hòm thư hoangtungvt@gmail.com Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh phúc ngày 2 tháng 12 năm 2019 Biên soạn Hoàng Tùng 1 BÀI 1 – GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG SỬA CHỮA MAINBOARD I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY KHÒ VÀ CÔNG DỤNG 1. Giới thiệu Máy khò là vật dụng không thể thiếu đối với thợ sửa phần cứng. Máy khò dùng để tháo các loại IC, Mosfet, hoặc thậm chí có thể dùng để làm lại chân chip Nam. Dưới đây xin giới thiệu về máy khò và công dụng. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại máy khò chất lượng khác nhau như: Quick, Atten, ProTool… Với giá từ 600 – 1 triệu 5. Với các chức năng hiển thị nhiệt độ, nhiệt, gió. Máy khò Atten là một trong những dòng máy thông dụng, giá thành hợp lý, khả năng làm việc bền bỉ, đáp ứng tương đối tốt cho các yêu cầu sửa chữa. Các thông số kỹ thuật và cách sử dụng của máy khò khác tương đối tương tự máy khò Atten, do vậy tôi xin giới thiệu về máy khò Atten. 1.1. Hình dạng bên ngoài của máy khò. * Tay khò và đầu khò nhiệt. * Đồng hồ hiển thị nhiệt độ. * Nút chỉnh gió. * Các nút chỉnh nhiệt độ. Hình dạng và các chức năng máy khò Atten 858D 1.2. Công dụng của máy khò nhiệt. 2 * Tháo linh kiện khỏi mainboard hay hàn vào mạch. * Sấy, tạo chân IC, làm vệ sinh mainboard. 2. Cấu tạo của máy khò nhiệt. Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận: - Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên mạch điện tử an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. - Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi. Lưu ý: – Việc kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn, đảm bảo không bị hỏng linh kiện và hỏng board mạch. – Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió; nhiệt; và nhựa thông lỏng (mỡ hàn). – Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC (chú ý đến diện tích bề mặt), thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện… – Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh đầu quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn. – Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh. 3. Cách sử dụng máy khò 3.1. Lưu ý trước khi sử dụng máy khò  Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò.  Cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi mainboard. 3  Nếu trên mainboard có pin, camera phải được tháo ra.  Hạn chế khò gần tụ điện để tránh nổ tụ gây nguy hiểm. 3.2. Cách tháo, lắp IC bằng máy khò 3.2.1 Tháo linh kiện ( IC, điện trở dán, diode dán, transitor dán, mosfet dán…) Lựa chọn tư thế thoải mái, tay không thuận cầm mỏ khò, chỉnh nhiệt độ và gió cho phù hợp. thông thường để gió về “Max” và nhiệt độ khoảng 3500C.  Dùng mỡ hàn, nhựa thông bôi đều lên chân linh kiện cần xử lý.  Chọn đầu khò phù hợp với linh kiện cần lấy, to quá hay nhỏ quá cũng lấy rất khó hoặc làm hỏng IC.  Đặt mỏ khò vuông góc với lin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: