Danh mục

Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 14

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.40 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi môi trường lao động cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 14 ĐÁNH GIÁ VỆ SINH BỤI Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Sử dụng đúng các phương tiện lấy mẫu bụi và xét nghiệm bụi theo phương pháp phân tích trọng lượng 2. Tính và đánh giá được kết quả các mẫu xét nghiệm bụi. 1. Lý thuyết cần đọc trước - Tính chất và phân loại bụi. - Tác hại của bụi. - Tiêu chuẩn quy định về bụi trong môi từ đồng lao động. - Biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. - Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi môi trường lao động cụ thể. Thông thường để đánh giá vệ sinh bụi của một cơ sở sản xuất cần phối hợp nhiều phương pháp để có kết quả chính xác và toàn diện tuy nhiên đo bụi trọng lượng là phương pháp cơ bản phải có khi đánh giá vệ sinh bụi đặc biệt quan trọng đối với bụi vô cơ. 2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích bụi trọng lượng Không khí có bụi được hút qua ống thuỷ tinh có chứa bông, bụi sẽ được giữ lại ở lớp bông. Ta cân ống trước và sau khi hút không khí rồi chia cho lượng không khí mà ta đã hút qua ống bằng máy sẽ tính được nồng độ bụi trong một mét khối không khí (mg/m3 không khí). 3. Chuẩn bị dụng cụ - Máy hút bụi không khí chạy điện công suất trung bình 2m3/giờ. - Lưu lượng kế có lưu lượng trung bình 20 lít trong 1 phút. Trên cùng 192 một giá lắp 2 lưu lượng kế ở hai bên đối xứng nhau - Ống cao su đường kính l,5cm gồm 4 đoạn. Hai đoạn dài mỗi đoạn 2 - 3 mét, hai đoạn ngắn mỗi đoạn 1mét. - Giá mắc Allonge, hộp đựng Allonge và Allonge có nắp thuỷ tinh. * Chuẩn bị Allonge: Allonge sau khi được ngâm rửa bằng nước thường được ngâm rửa lại bằng acid sulfocmic trong 24 giờ sau đó lại được rửa sạch bằng nước thường rồi tráng lại bằng nước cất. Sau khi sấy khô đánh số thứ tự ở thân và hai nút của allonge. Cho bông vào trong allonge vừa chạm đến nút giữa thân ống hút bụi đảm bảo bông không có nếp nhăn, bông cho vào allonge không được có kẽ hở và phải dày đều nhau. Đo sức cản của allonge để đảm bảo mức chênh lệch của 2 cột thuỷ ngân của cản kế từ 10-15 mmHg (hoặc 150 mmH2O). Sau khi đo sức cản xếp các allong vào tủ sấy, mở nút các allonge, sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 3 giờ. Trước khi allonge nguội hẳn đóng nút allonge. dùng dây cao su chằng chặt để vào bình hút ẩm một giờ sau đem các allonge ra cân thật chính xác và ghi trọng lượng của allonge theo thứ tự. Đem sấy allonge lại như trên cho tới khi trọng lượng của allonge không đổi. Sự chênh lệch trọng lượng của allonge giữa hai lần cân không quá 0,1mg. 3. Tiến hành lấy mẫu bụi 3.1. Xác định vi trí và thể tích bụi cần lấy - Lấy mẫu bụi ngang tầm hô hấp của công nhân ở tư thế làm việc thường xuyên nhất. Hướng của Allonge vuông góc với hướng phát sinh bụi. - Lấy mẫu theo từng giai đoạn của sản xuất và theo điều kiện của sản xuất, vào lúc nồng độ lên cao nhất cũng như lúc nồng độ xuống thấp nhất. - Không để các phương tiện bảo hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi, quạt mát làm ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu. - Xác định thể tích không khí cần hút hay thời gian lấy mẫu. Thể tích không khí cần lấy có thể là từ 200 - 1000 lít không khí tuỳ theo nồng độ bụi trong không khí. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu thấp thì tăng thể tích không khí cần lấy lên (hay thời gian lấy mẫu bụi dài hơn). Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu bụi cao thì giảm thể tích không khí cần lấy xuống (hay thời gian lấy mẫu bụi ngắn hơn). 193 3.2. Cách lấy mẫu bụi - Mắc hai allonge lên giá song song theo chiều nằm ngang cách nhau 20 cm. - Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng ống cao su dài. - Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn. - Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge. - Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu. - Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút. - Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút. Chú ý: trong quá trình lấy mẫu có thể quan sát được khối lượng bụi bị giữ lại trong allonge, qua đó có thể biết được bụi trong không khí khu vực lấy mẫu nhiều hay ít từ đó mà quyết định thời gian lấy mẫu cho phù hợp. Suốt quá trình lấy mẫu cần theo dõi toàn bộ hệ thống lấy mẫu bụi nhất là lưu lượng kế để đảm bảo đúng 20 lít/ phút. - Khi việc lấy mẫu bụi đã đạt yêu cầu: + Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt. + Vặn cặp chặt ở hai ống cao su. + Tháo các ống cao su. + Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su cho chặt. + ...

Tài liệu được xem nhiều: