Danh mục

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành về doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: vốn cố định trong doanh nghiệp; vốn lưu động trong doanh nghiệp; kế hoạch hóa tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 4: VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP Mã chương: MH32.04 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm tài sản cố định và vốn cố định. - Phân biệt được các loại tài sản cố định theo các tiêu thức phân loại. - Trình bày được nội dung hao mòn tài sản cố định. - Giải thích được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Tính đúng khấu hao tài sản cố định theo các phương pháp đã học. - Lập đúng kế hoạch khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp. - Làm đúng các bài tập thực hành, thảo luận về tính khấu hao tài sản cố định. - Nghiêm túc khi nghiên cứu. - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập. - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. Nội dung chính: 1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 1.1. Tài sản cố định 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp a. Khái niệm - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả những TSCĐ có hình thái chật chất (nhà cửa, máy móc, thiết bị, vật kiến trúc...) và những TSCĐ không có hình thái vật chất như: chi phí quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát minh, phầm mềm vi tính theo chế độ tài chính hiện. Những tư liệu lao động có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là TSCĐ: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. + Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 01 năm trở lên. + Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. - Những tư liệu lao động không đủ một trong 4 tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động. b. Đặc điểm - Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - TSCĐ hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, mặc dù bị hao mòn về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. 66 - Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và gí trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao. 1.1.2. Phân loại và kết cấu TSCĐ a. Phân loại TSCĐ - Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ gồm 2 loại: + TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, đảm bảo 4 tiêu chuẩn của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... + TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn 4 tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh: Chi phí liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế... - Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong kinh doanh + TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất kinh doanh. + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. - Căn cứ vào quyền sở hữu + TSCĐ tự có: Là những TSCĐ mua sắm, xây dựng hoặc hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp (vốn do NSNN cấp, do nhận vốn liên doanh, vốn cổ phần, do đi vay dài hạn...) + TSCĐ đi thuê bao gồm: TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác về sử dụng theo hợp đồng đã ký. Thuê hoạt động không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản (thuê quyền sử dụng đất thường là thuê hoạt động vì quyền sở hữu không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê). TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và có quyền sở hữu. b. Kết cấu của TSCĐ * Khái niệm: Kết cấu của TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. * Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ 67 - Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ + Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo thì tỷ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao. + Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả thường tỷ trọng máy móc, thiết bị thấp hơn... - Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ trọng thấp. Còn các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại. - Loại hình tổ chức sản xuất: Có tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển nội bộ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc, thiết bị lại chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại đối với các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển chiếm tỷ trọng cao, máy móc, thiết bị lại chiếm tỷ trọng thấp. 1.2. Vốn cố định 1.2.1. Khái niệm Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. 1.2.2. Đặc điểm của vốn cố định - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần chi phí kinh doanh trong kỳ. - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành 1 vòng chu chuyển vốn. - Vốn cố định chỉ hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. 2. Khấu hao TSCĐ 2.1. Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ 2.1.1. Hao mòn TSCĐ a. Những vấn đề chung về hao mòn TSCĐ - Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác n ...

Tài liệu được xem nhiều: